Sức khỏe tài chính Cty Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị kiểm soát đặc biệt

Năm 2008, Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam tăng vốn lên 135 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, quy mô tài sản của doanh nghiệp này xấp xỉ 97,5 tỷ đồng.

Sức khỏe tài chính Cty Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị kiểm soát đặc biệt
Công ty cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam (mã chứng khoán KVS) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm soát đặc biệt, tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán vàng Việt Nam, được thành lập ngày 3/12/2007 với vốn 40 tỷ đồng.
Đến ngày 13/11/2008, Công ty đổi tên thành Kenanga Việt Nam và tăng vốn lên 135 tỷ đồng, vào năm 2009 với sự tham gia của đối tác chiến lược là Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư K&N Kenanga Holdings Berhard.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Chứng khoán Kenanga Việt Nam là ông Cao Văn Sơn, trụ sở chính doanh nghiệp đặt tại Hà Nội.
Suc khoe tai chinh Cty Chung khoan Kenanga Viet Nam bi kiem soat dac biet
 Công ty cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị kiểm soát đặc biệt.
Theo thông tin trên Báo Đầu tư, cập nhật từ cơ quan thuế, ông Sơn sở hữu trực tiếp 8,89% vốn của Chứng khoán Kenanga Việt Nam. Ông Sơn còn được biết đến là một trong số ít người từng nhập khẩu và sở hữu máy bay loại 2 chỗ ngồi thông qua Công ty cổ phần Hàng không Hành tinh Xanh - Công ty do ông Sơn là người đại diện pháp luật cho đến tháng 9/2020.
Đến cuối năm 2014, quy mô tài sản của Chứng khoán Kenanga Việt Nam xấp xỉ 97,5 tỷ đồng, tập trung ở hai tài sản chính của Công ty gồm 41 tỷ đồng tiền (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng) và 45,6 tỷ đồng đầu tư tài chính.
Trong đó, một khoản đầu tư tài chính hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Ngọc Linh với số tiền góp hợp tác là 19 tỷ đồng đã được hoàn trả phần lớn vào đầu năm 2015. Một khoản đầu tư khác là vào hợp đồng tạm ứng vốn đầu tư với Công ty bất động sản Đông Á (22 tỷ đồng) với mục đích hợp tác đầu tư nhằm hoàn thiện và đưa vào kinh doanh dự án “Khu resort cầu Hoà Bình, Quảng Châu, Quảng Xương, Thanh Hoá”.
Chứng khoán Kenanga Việt Nam không vay nợ ngân hàng. Nguồn vốn của Công ty phần lớn đến từ vốn tự có gồm vốn góp của các cổ đông trừ đi phần lỗ luỹ kế do kinh doanh thua lỗ các năm trước đó.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đặt Công ty cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/5/2022 đến 18/9/2022.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt được quy định tại Thông tư 91/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Theo đó, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau thì tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt vào tình trạng cảnh báo
Một là, tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Hai là, tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 150% đến dưới 180%.
Ba là, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 150 đến dưới 180%.

Lật hồ sơ Tập đoàn Hoành Sơn bị phạt vì mua “chui” cổ phiếu SRC

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn được thành lập bởi ông Phạm Hoành Sơn, hiện có 5 công ty con, với gần 2.000 lao động, quy mô vốn lên tới 25.000 tỷ đồng.

Lật hồ sơ Tập đoàn Hoành Sơn bị phạt vì mua “chui” cổ phiếu SRC
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra các quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn số tiền 110 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính không báo cáo về việc dự kiến giao dịch trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn được thành lập bởi ông Phạm Hoành Sơn vào năm 2001, có địa chỉ tại tổ dân phố Thuận Minh, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tập đoàn VsetGroup phát hành trái phiếu “chui”... Bộ công an điều tra?

UBCKNN đang phối hợp với Bộ Công an để xem xét xử lý vụ việc Tập đoàn VsetGroup phát hành trái phiếu "chui".

Tập đoàn VsetGroup phát hành trái phiếu “chui”... Bộ công an điều tra?
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tiến hành kiểm tra, phát hiện Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup (trụ sở tại số 107 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM) có vi phạm trong việc chào bán trái phiếu.
Cụ thể, trong thời gian từ 1/1/2020 - 27/10/2021, Tập đoàn VsetGroup đã đưa thông tin mời chào và thông tin liên hệ trên phương tiện thông tin đại chúng để nhà đầu tư tiếp cận, mua trái phiếu do VsetGroup phát hành, nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với UBCKNN.

Xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, hàng loạt lãnh đạo cấp cao nhất, nguyên lãnh đạo ngành chứng khoán Việt Nam vi phạm nghiêm trọng, đến mức phải kỷ luật.

Xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Từ ngày 28-31/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 13. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước  nhiệm kỳ 2015 - 2020.
UBKT Trung ương cho rằng, Đảng ủy Cơ quan UBCK Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc UBCK Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Tin mới