Sức mạnh “ma tốc độ” AC-130J của không quân đặc biệt Mỹ

Sức mạnh “ma tốc độ” AC-130J của không quân đặc biệt Mỹ

(Kiến Thức) - Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ (AFSOC) đã đưa vào trang bị máy bay cường kích AC-130J Ghostrider đầu tiên sau một thời gian dài chờ đợi.

Xem toàn bộ ảnh
Theo tạp chí quân sự Jane’s cho hay, AFSOC vừa tiếp nhận chiếc  máy bay cường kích AC-130J đầu tiên vào cuối tháng 7 vừa rồi trong tổng số 37 chiếc mà Không quân Mỹ đã đặt mua dành cho các hoạt động tác chiến đặc biệt của nước này.
Theo tạp chí quân sự Jane’s cho hay, AFSOC vừa tiếp nhận chiếc máy bay cường kích AC-130J đầu tiên vào cuối tháng 7 vừa rồi trong tổng số 37 chiếc mà Không quân Mỹ đã đặt mua dành cho các hoạt động tác chiến đặc biệt của nước này.
Chiếc AC-130J đầu tiên của AFSOC đã được chuyển đến căn cứ không quân Hurlburt Field ở Florida, trước khi bắt đầu quá trình bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin ở gần đó. Và sau khi kết thúc hoạt động bay thử nghiệm, chiếc AC-130J sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay.
Chiếc AC-130J đầu tiên của AFSOC đã được chuyển đến căn cứ không quân Hurlburt Field ở Florida, trước khi bắt đầu quá trình bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin ở gần đó. Và sau khi kết thúc hoạt động bay thử nghiệm, chiếc AC-130J sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay.
37 chiếc cường kích AC-130J sẽ được bổ sung cho phi đội gồm 17 chiếc AC-130U đang được AFSOC sử dụng và sẽ chính thức nghỉ hưu vào năm 2021. Bên cạnh đó Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ còn đang dự định cho hoạt động lại những chiếc AC-130W Stinger II với biến thể nâng cấp đặc biệt sau khi những chiếc AC-130J đã đi vào hoạt động.
37 chiếc cường kích AC-130J sẽ được bổ sung cho phi đội gồm 17 chiếc AC-130U đang được AFSOC sử dụng và sẽ chính thức nghỉ hưu vào năm 2021. Bên cạnh đó Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ còn đang dự định cho hoạt động lại những chiếc AC-130W Stinger II với biến thể nâng cấp đặc biệt sau khi những chiếc AC-130J đã đi vào hoạt động.
Máy bay cường kích AC-130J được phát triển dựa trên biến thể MC-130J nhằm thay thế các phiên bản AC-130H và AC-130U đang được Không quân Mỹ sử dụng.
Máy bay cường kích AC-130J được phát triển dựa trên biến thể MC-130J nhằm thay thế các phiên bản AC-130H và AC-130U đang được Không quân Mỹ sử dụng.
Một chiếc AC-130J Ghostrider có chiều dài hơn 29m và có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 74 tấn, nó có thể hoạt động ở độ cao tối đa hơn 9.000m với 19 tấn hàng hóa hoặc vũ khí. Phi hành đoàn của AC-130J gồm 2 phi công, 3 binh sĩ điều khiển hệ thống tác chiến và 3 pháo thủ.
Một chiếc AC-130J Ghostrider có chiều dài hơn 29m và có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 74 tấn, nó có thể hoạt động ở độ cao tối đa hơn 9.000m với 19 tấn hàng hóa hoặc vũ khí. Phi hành đoàn của AC-130J gồm 2 phi công, 3 binh sĩ điều khiển hệ thống tác chiến và 3 pháo thủ.
Không giống như các biến thể trước, AC-130J được trang bị hệ thống vũ khí khiêm tốn hơn nhưng bù lại nó có thể mang theo và triển khai các loại tên lửa và bom thông minh.
Không giống như các biến thể trước, AC-130J được trang bị hệ thống vũ khí khiêm tốn hơn nhưng bù lại nó có thể mang theo và triển khai các loại tên lửa và bom thông minh.
Hệ thống vũ khí chính của AC-130J gồm một pháo ATK GAU-23 30mm và trong tương lai nhiều khả năng nó còn sẽ được trang bị thêm một pháo 105mm. Điểm mạnh của AC-130J vẫn là khả năng triển các loại tên lửa và bom dẫn đường thông minh như tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-176 Griffin và bom đường kính nhỏ.
Hệ thống vũ khí chính của AC-130J gồm một pháo ATK GAU-23 30mm và trong tương lai nhiều khả năng nó còn sẽ được trang bị thêm một pháo 105mm. Điểm mạnh của AC-130J vẫn là khả năng triển các loại tên lửa và bom dẫn đường thông minh như tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-176 Griffin và bom đường kính nhỏ.
Việc AFSOC tiếp tục đưa vào trang bị AC-130J sau khi loại biên AC-130H đã cho thấy tầm quan trọng của mẫu máy bay cường kích này trong các hoạt động tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ.
Việc AFSOC tiếp tục đưa vào trang bị AC-130J sau khi loại biên AC-130H đã cho thấy tầm quan trọng của mẫu máy bay cường kích này trong các hoạt động tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ.
Trong ảnh là các phi công AC-130J đang kiểm tra lại pháo ATK GAU-23 của AC-130J trong buổi lễ chuyển giao tại căn cứ không quân Hurlburt Field.
Trong ảnh là các phi công AC-130J đang kiểm tra lại pháo ATK GAU-23 của AC-130J trong buổi lễ chuyển giao tại căn cứ không quân Hurlburt Field.
Cận cảnh một chiếc AC-130U của Không quân Mỹ với nền tảng vũ khí chính khác biệt so với AC-130J gồm một pháo chính M102 105mm, pháo tự động Bofors 40 mm và một pháo tự động GAU-12 Equalizer 25mm.
Cận cảnh một chiếc AC-130U của Không quân Mỹ với nền tảng vũ khí chính khác biệt so với AC-130J gồm một pháo chính M102 105mm, pháo tự động Bofors 40 mm và một pháo tự động GAU-12 Equalizer 25mm.
Hình ảnh một chiếc AC-130U khai hỏa pháo 105mm.
Hình ảnh một chiếc AC-130U khai hỏa pháo 105mm.
Trong ảnh là một chiếc MC-130J tiền thân của AC-130J vốn được Không quân Mỹ sử dụng làm nền tảng phát triển các biến thể máy bay tác chiến đặc biệt như KC-130J, EC-130J và HC-130J.
Trong ảnh là một chiếc MC-130J tiền thân của AC-130J vốn được Không quân Mỹ sử dụng làm nền tảng phát triển các biến thể máy bay tác chiến đặc biệt như KC-130J, EC-130J và HC-130J.

GALLERY MỚI NHẤT