Sức mạnh vũ khí nguy hiểm của NATO khiến Nga e dè

Sức mạnh vũ khí nguy hiểm của NATO khiến Nga e dè

(Kiến Thức) - Tiêm kích F-16, pháo tự hành PzH 2000 hay tàu ngầm Type 212…là ba trong 6 vũ khí tối tân của NATO luôn khiến Nga phải e dè. 

Xem toàn bộ ảnh
Nếu như nước Nga có xe tăng T-90, tiêm kích Sukhoi Su-30/35, tàu ngầm Kilo, súng trường AK-12… thì NATO cũng có những  vũ khí tối tân không hề kém cạnh với khả năng tác chiến đáng sợ, cũng khiến cho người Nga không khỏi lo ngại.
Nếu như nước Nga có xe tăng T-90, tiêm kích Sukhoi Su-30/35, tàu ngầm Kilo, súng trường AK-12… thì NATO cũng có những vũ khí tối tân không hề kém cạnh với khả năng tác chiến đáng sợ, cũng khiến cho người Nga không khỏi lo ngại.
Một trong những thứ vũ khí nguy hiểm nhất của NATO chính là tiêm kích đa năng F-16 do Mỹ sản xuất. Hiện mẫu tiêm kích này có mặt trong thành phần trang bị của rất nhiều nước thành viên NATO gồm Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha…
Một trong những thứ vũ khí nguy hiểm nhất của NATO chính là tiêm kích đa năng F-16 do Mỹ sản xuất. Hiện mẫu tiêm kích này có mặt trong thành phần trang bị của rất nhiều nước thành viên NATO gồm Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha…
Chiến đấu cơ đa năng F-16 được đánh giá cao ở sự linh hoạt, cơ động như dòng máy bay MiG của Nga. Trong khi đó, khả năng mang vác vũ khí của F-16 vượt trội hơn so với MiG-29 với 7,7 tấn tên lửa đối không/đối đất/đối hải và bom dẫn đường.
Chiến đấu cơ đa năng F-16 được đánh giá cao ở sự linh hoạt, cơ động như dòng máy bay MiG của Nga. Trong khi đó, khả năng mang vác vũ khí của F-16 vượt trội hơn so với MiG-29 với 7,7 tấn tên lửa đối không/đối đất/đối hải và bom dẫn đường.
Nếu như nước Nga có 2S19 Msta-S thì nhiều nước NATO sở hữu PzH 2000 – lựu pháo tự hành tầm xa thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới do hãng Krauss Maffei Wegmann, Đức sản xuất. Hiện tại, loại pháo này có mặt trong trang bị Quân đội Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan…
Nếu như nước Nga có 2S19 Msta-S thì nhiều nước NATO sở hữu PzH 2000 – lựu pháo tự hành tầm xa thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới do hãng Krauss Maffei Wegmann, Đức sản xuất. Hiện tại, loại pháo này có mặt trong trang bị Quân đội Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan…
Điểm nổi bật của PzH 2000 so với Msta-S chính là khả năng bắn loạt 3 viên trong 9 giây ở các quỹ đạo khác nhau vào cùng một mục tiêu. Tốc độ bắn duy trì của pháo khoảng 10 viên/phút. Pháo nòng dài 155mm đạt tầm bắn 30km với đạn thông thường, 40km với đạn tăng tầm và 27,5km với đạn thông minh SMArt 155.
Điểm nổi bật của PzH 2000 so với Msta-S chính là khả năng bắn loạt 3 viên trong 9 giây ở các quỹ đạo khác nhau vào cùng một mục tiêu. Tốc độ bắn duy trì của pháo khoảng 10 viên/phút. Pháo nòng dài 155mm đạt tầm bắn 30km với đạn thông thường, 40km với đạn tăng tầm và 27,5km với đạn thông minh SMArt 155.
Trong cuộc chiến trên đại dương, người Nga có tàu ngầm Kilo 636 thì các nước NATO trang bị cho mình các tàu ngầm Type 212 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft GmbH (Đức) và Fincantieri SpA hợp tác sản xuất. Hiện tại, loại tàu này chủ yếu trang bị cho Đức và Italy, nhưng tiềm năng xuất khẩu cho các nước NATO khác là rất lớn.
Trong cuộc chiến trên đại dương, người Nga có tàu ngầm Kilo 636 thì các nước NATO trang bị cho mình các tàu ngầm Type 212 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft GmbH (Đức) và Fincantieri SpA hợp tác sản xuất. Hiện tại, loại tàu này chủ yếu trang bị cho Đức và Italy, nhưng tiềm năng xuất khẩu cho các nước NATO khác là rất lớn.
Ưu điểm của loại tàu ngầm này so với Kilo 636 của Nga là việc nó được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) đem lại khả năng lặn dưới nước lâu hơn so với Kilo. Cụ thể, theo nhà sản xuất, Type 212 có thể lặn liên tục 3 tuần, hoạt động với độ ồn thấp nhất (miêu tả là "cực kỳ yên tĩnh) và hầu như không thể bị phát hiện.
Ưu điểm của loại tàu ngầm này so với Kilo 636 của Nga là việc nó được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) đem lại khả năng lặn dưới nước lâu hơn so với Kilo. Cụ thể, theo nhà sản xuất, Type 212 có thể lặn liên tục 3 tuần, hoạt động với độ ồn thấp nhất (miêu tả là "cực kỳ yên tĩnh) và hầu như không thể bị phát hiện.
Với khả năng hoạt động yên tĩnh ngang ngửa thậm chí là hơn cả Kilo, tàu ngầm Type 212 thực sự là kẻ thù nguy hiểm với các tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga. Type 212 có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 1.830 tấn, dài 56m, rộng 7m, thủy thủ đoàn chỉ cần 22 người. Có thể thấy rõ là nó nhỏ hơn nhiều so với Kilo nhưng khả năng hoạt động, tác chiến của Type 212 là không vừa. Nó có thể bơi liên tục 14.800km khi nổi hoặc 780km khi lặn, lặn sâu đến 700m (Kilo 636 chỉ là 300m lặn).
Với khả năng hoạt động yên tĩnh ngang ngửa thậm chí là hơn cả Kilo, tàu ngầm Type 212 thực sự là kẻ thù nguy hiểm với các tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga. Type 212 có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 1.830 tấn, dài 56m, rộng 7m, thủy thủ đoàn chỉ cần 22 người. Có thể thấy rõ là nó nhỏ hơn nhiều so với Kilo nhưng khả năng hoạt động, tác chiến của Type 212 là không vừa. Nó có thể bơi liên tục 14.800km khi nổi hoặc 780km khi lặn, lặn sâu đến 700m (Kilo 636 chỉ là 300m lặn).
Kho vũ khí săn tàu mặt nước, tàu ngầm của Type 212 cũng cực kỳ khó chịu. Theo đó, 6 ống phóng ngư lôi 533mm trên Type 212 có thể phóng các loại đạn gồm: ngư lôi hạng nặng DM2A4 Seehecht (dẫn đường bằng cáp quang, tầm bắn hơn 50km, tốc độ bơi 92,6km/h, mang 260kg thuốc nổ PBX tương đương sức nổ của 460kg TNT); ngư lôi Balck Shark (tầm bắn 50km). Tuy không có tên lửa hành trình nhưng bù lại Type 212 sở hữu loại tên lửa đối không có thể hạ gục trực thăng Ka-27 Nga từ cách đó 20km - tên lửa IDAS được bắn qua ống phóng ngư lôi, dùng kiểu dẫn đường cáp quang.
Kho vũ khí săn tàu mặt nước, tàu ngầm của Type 212 cũng cực kỳ khó chịu. Theo đó, 6 ống phóng ngư lôi 533mm trên Type 212 có thể phóng các loại đạn gồm: ngư lôi hạng nặng DM2A4 Seehecht (dẫn đường bằng cáp quang, tầm bắn hơn 50km, tốc độ bơi 92,6km/h, mang 260kg thuốc nổ PBX tương đương sức nổ của 460kg TNT); ngư lôi Balck Shark (tầm bắn 50km). Tuy không có tên lửa hành trình nhưng bù lại Type 212 sở hữu loại tên lửa đối không có thể hạ gục trực thăng Ka-27 Nga từ cách đó 20km - tên lửa IDAS được bắn qua ống phóng ngư lôi, dùng kiểu dẫn đường cáp quang.
Người Nga có xe tăng T-90 thì các nước NATO có xe tăng Leopard 2 – nó cũng là sản phẩm của nghành công nghiệp quốc phòng Đức lừng danh. Nó được đánh giá là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất trên thế giới hiện nay, nổi bật ở giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ khỏe rất cơ động.
Người Nga có xe tăng T-90 thì các nước NATO có xe tăng Leopard 2 – nó cũng là sản phẩm của nghành công nghiệp quốc phòng Đức lừng danh. Nó được đánh giá là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất trên thế giới hiện nay, nổi bật ở giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ khỏe rất cơ động.
Hỏa lực pháo 120mm L44/55 trên xe tăng Leopard 2 hoàn toàn có thể hạ gục xe tăng T-90 của Nga. Đặc biệt, khẩu pháo này cũng có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng diệt mục tiêu cách 6.000m - đặc điểm mà xe tăng Nga vượt hơn so với các mẫu xe của Mỹ, Anh.
Hỏa lực pháo 120mm L44/55 trên xe tăng Leopard 2 hoàn toàn có thể hạ gục xe tăng T-90 của Nga. Đặc biệt, khẩu pháo này cũng có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng diệt mục tiêu cách 6.000m - đặc điểm mà xe tăng Nga vượt hơn so với các mẫu xe của Mỹ, Anh.
Trong trang bị vũ khí cá nhân cho binh sĩ, nhiều nước NATO hiện tin dùng khẩu súng trường tiến công C7A1 do Colt Canada sản xuất trên cơ sở mẫu M16A3 Mỹ.
Trong trang bị vũ khí cá nhân cho binh sĩ, nhiều nước NATO hiện tin dùng khẩu súng trường tiến công C7A1 do Colt Canada sản xuất trên cơ sở mẫu M16A3 Mỹ.
C71A1 có tốc độ bắn từ 750-950 viên/phút. Súng có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên tiêu chuẩn NATO.
C71A1 có tốc độ bắn từ 750-950 viên/phút. Súng có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên tiêu chuẩn NATO.
Người Nga dùng trung liên PK thì hầu hết các nước NATO tin dùng FN MAG là sản phẩm do tập đoàn Fabrique Nationale (FN), Bỉ, chế tạo và đưa vào sử dụng từ những năm 1950. Nó là loại súng máy đa mục đích, có thể sử dụng cho bộ binh, gắn trên xe thiết giáp và các phương tiện khác.
Người Nga dùng trung liên PK thì hầu hết các nước NATO tin dùng FN MAG là sản phẩm do tập đoàn Fabrique Nationale (FN), Bỉ, chế tạo và đưa vào sử dụng từ những năm 1950. Nó là loại súng máy đa mục đích, có thể sử dụng cho bộ binh, gắn trên xe thiết giáp và các phương tiện khác.
Súng có trọng lượng 11,8 kg, sử dụng hộp tiếp đạn 7,62x51 mm tiêu chuẩn NATO, tốc độ bắn từ 650-950 viên/phút. Ưu điểm của súng là dễ dàng thay thế nòng khi quá nóng.
Súng có trọng lượng 11,8 kg, sử dụng hộp tiếp đạn 7,62x51 mm tiêu chuẩn NATO, tốc độ bắn từ 650-950 viên/phút. Ưu điểm của súng là dễ dàng thay thế nòng khi quá nóng.

GALLERY MỚI NHẤT