Sudico trả cổ tức nhưng ‘tức tận cổ’, cổ đông tháo chạy

Đây là lần thứ 9 Sudico trì hoãn việc thanh toán cổ tức 2016 và là lần thứ 5 hoãn chi trả cổ tức 2017 cho cổ đông. 

CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) vừa tiếp tục thay đổi thời gian thanh toán cổ tức năm 2016 và 2017 bằng tiền mặt sang tận cuối năm 2014.
Cụ thể, ngày 14/12/2022, Sudico đã có thông báo thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2016 (tỷ lệ 10%) và 2017 (tỷ lệ 10%) vào ngày 30/6/2023.
Tuy nhiên do tình hình tài chính còn khó khăn, Công ty chưa có đủ nguồn tiền để thanh toán cổ tức cho các cổ đông như đã thông báo. Do đó, Sudico tiếp tục thay đổi thời gian trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2016 và 2017 sang ngày 31/12/2024.
Sudico cũng lưu ý, trong trường hợp công ty thu xếp được nguồn tiền đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty sẽ thông báo thực hiện thanh toán cổ tức 2 năm này cho cổ đông sớm hơn thời gian thay đổi trên.
Đây là lần thứ 9 Sudico trì hoãn việc thanh toán cổ tức 2016 và là lần thứ 5 trì hoãn chi trả cổ tức 2017 cho cổ đông. Thậm chí, vào giữa năm 2019 và đầu tháng 12/2021, HOSE đã phải có công văn nhắc nhở Sudico nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ chi trả cổ tức cho cổ đông theo đúng quy định hiện hành và đề nghị doanh nghiệp giải trình về nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. 
Sudico tra co tuc nhung ‘tuc tan co’, co dong thao chay
 
Về tình hình kinh doanh, các năm qua Sudico đều kinh doanh có lãi, riêng năm 2022 ghi nhận hợp nhất 176 tỷ đồng trước thuế vượt 21% kế hoạch năm.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của Sudico nhích nhẹ lên 6.835 tỷ đồng, trong đó lượng tiền mặt chỉ 47,5 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn 35,7 tỷ đồng, các khoản phải thu tăng lên 185 tỷ đồng. Đặc biệt tồn kho vẫn ở mức cao 3.765 tỷ đồng chủ yếu ở dự án Khu đô thị Nam An Khánh. Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn chiếm lần lượt 1.141 tỷ và 431 tỷ đồng.
Cho năm 2023, Sudico lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 1.145 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 10%. Tuy nhiên, riêng trong quý 1/2023, Sudico chỉ đạt 54 tỷ đồng doanh thu và 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đều cách rất xa so với kế hoạch năm.
Sudico cũng lên kế hoạch xây dựng phương án tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, phục vụ chiến lược đầu tư phát triển dài hạn.

Có thể thấy mặc dù sở hữu khối tại sản lên tới hơn 6.800 tỷ đồng, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh, cũng như khả năng tạo tiền của doanh nghiệp rất hạn chế, điều này đã ảnh hưởng tới khả năng trả cổ tức cho cổ đông và buộc doanh nghiệp trì hoãn kéo dài thời gian trả cổ tức, thậm chí huy động vốn để phục vụ kế hoạch kinh doanh.

Trên thị trường, cổ phiếu SJS của Sudico đang đỏ điểm quanh mức 41.600 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng 27/6, ghi nhận mức giảm 6,5% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản rất èo uột khi bình quân chỉ hơn 31 ngàn đơn vị được sang tay mỗi phiên.
Trong bối cảnh đó, CTCP Chứng khoán Quốc Gia vừa đăng ký thoái toàn bộ 513.000 cổ phiếu đang nắm giữ tại SJS, tương đương 0,44% vốn, từ ngày 22/6 - 19/7 nhằm cơ cấu danh mục. Đồng thời, CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN) cũng đăng ký bán hết 88.047 cổ phiếu SJS trong thời gian từ 29/6 đến 29/7 nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. 
Trước đó, ngày 12/6, CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) cũng thoái sạch 377.600 cổ phiếu SJS. 

Hòa Bình: Vì sao loạt dự án của Lã Vọng, Sudico, Sông Đà… bị “bêu tên”?

Trong danh sách 51 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình có các dự án của Sudico, Lã Vọng, Sông Đà, liên danh SEIKA - Nam Hà Nội - Vinaconex 9…

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã công bố danh sách 51 dự án bất động sản đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, trong số 51 dự án trên, có nhiều dự án tại TP Hòa Bình của các “ông lớn” bất động sản như: Khu dân cư Thịnh Lang quy mô 16,95ha của liên danh chủ đầu tư Sudico – Sudico Hòa Bình; khu đô thị mới Trung Minh A tại xã Trung Minh (diện tích 83,57ha) của liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam (VFI Group) và Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới; khu đô thị mới Trung Minh B tại xã Trung Minh với quy mô 58,87ha của liên danh Công ty CP Lã Vọng Group và Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới.

Khu đô thị Tiến Xuân 1.400ha “treo” thập kỷ, Hà Nội xử lý thế nào?

Khu đô thị Tiến Xuân quy mô 1.400ha vốn thuộc xã Đồng Xuân, huyện Quốc Oai và xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất “treo” nhiều năm nay vừa được Hà Nội xem xét bố trí vị trí trong quy hoạch Khu đô thị Láng Hòa Lạc.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa có buổi kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Thạch Thất cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. 

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đã giao Sở Tài Nguyên và Môi trường xem xét, thống nhất với huyện Thạch Thất để tham mưu UBND Thành phố bố trí vị trí dự án Khu đô thị Tiến Xuân trong quy hoạch Khu đô thị Hoà Lạc.

Sudico, Sông Đà, Vinaconex... bị “gọi tên” BĐS chưa được phép bán

Trong danh sách 54 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình có các dự án của Sudico, Lã Vọng, Sông Đà, liên danh SEIKA - Nam Hà Nội - Vinaconex 9…

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình vừa công bố thông tin "Các dự án bất động sản đủ và chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, bán" và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh quý I/2023.
Cụ thể, trong số 54 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng, có 19 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản, với một số cái tên quen thuộc như: Geleximco, Sudico, Sông Đà, Vinaconex, Lã Vọng…

Tin mới