Sumer là nền văn minh đầu tiên của nhân loại, không phải Ai Cập

Sumer là nền văn minh sớm nhất của nhân loại và là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Vị trí của nền văn minh Sumer chính là vùng Lưỡng Hà, nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, từ khoảng năm 4500 đến 1900 TCN.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-2

Nền văn minh Sumer bao gồm 23 thành bang lớn và 10 thành bang nhỏ độc lập. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn hay một vị vua - người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-3
 Ban đầu, người Sumer sống tập trung với nhau để chăn nuôi và làm ruộng theo chế độ công xã thị tộc.
Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-4

Sống ở những nơi tương đối khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng người Sumer không chỉ am hiểu địa chất học, biết cách lấy quặng và quy trình nấu chảy mà còn chế tạo ra hợp kim đầu tiên trong lịch sử loài người.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-5

Thậm chí, họ còn chế tạo được đồ gốm, dệt vải, xây nhiều công trình thuỷ lợi và biết cách dùng trâu, bò để cày ruộng trước những nền văn minh cổ đại khác như Ai Cập, Hoàng Hà...

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-6
 Người Sumer cũng có những công trình to lớn như Kim tự tháp – Đài chiêm tinh Ziggurat, một công trình mang tính chất tôn giáo – thiên văn thời kỳ đó.
Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-7

Họ đã mở trường dạy học sau khi phát minh ra chữ viết vào cuối thiên niên kỷ thứ tư trước Công Nguyên (khoảng 3150 TCN).

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-8

Người Sumer đã phát triển một hệ thống đo lường phức tạp vào khoảng năm 4000 TCN. Hệ thống đo lường tiên tiến này dẫn tới sự ra đời của số học, hình học, và đại số.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-9

Từ khoảng năm 2600 TCN trở về sau, người Sumer đã viết nhiều bảng tính nhân trên những bảng đất sét và đã giải các bài hình học và bài tính chia.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-10
 Ngoài ra, người Sumer cũng phát triển nhiều vũ khí cũng như đồ vật hỗ trợ cho nhiều cuộc chiến tranh của họ như giáo, mũ trụ đồng và mang các tấm khiên bằng da hay liễu gai, xe ngựa và xe bò như những chiến xa chiến đấu cơ động.
Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-11

Người Sumer tin vào thuyết đa thần hay niềm tin ở nhiều thần linh. Không có một hệ thống thần linh cho toàn thể đế quốc; mỗi thành bang có vị thần bảo trợ, đền đài và vị vua thầy tu riêng biệt.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-12

Người Sumer có lẽ là những người đầu tiên ghi lại những đức tin của mình. Theo họ, con người đã được sinh ra từ đất sét và sống để phục vụ các vị thần, tức là con người phải phục vụ tôn giáo chứ không phải tôn giáo phục vụ con người.

Sumer la nen van minh dau tien cua nhan loai, khong phai Ai Cap-Hinh-13
 Năm 1940 TCN, người Elamite xâm chiếm Sumer và tiến hành cướp phá các thành bang Sumer. Sau đó, đến triều đại Hammurabi của Babylonia, người Babylonia thống nhất các vùng đất Lưỡng Hà, người Sumer diệt vong. Khoảng năm 1700 TCN, người Sumer bị đồng hóa với người Assyria và Babylonia.

Phát hiện vĩ đại nhất 50 năm qua của giới khảo cổ Ai Cập

Theo truyền thuyết, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời. Mới đây, 1 trong số 6 mới được tìm thấy và là phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất 50 năm qua.

Phat hien vi dai nhat 50 nam qua cua gioi khao co Ai Cap
 Theo truyền thuyết vào thời Vương triều thứ 5, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời nhằm tôn thờ thần Ra và để ban cho chính họ địa vị thần thánh.

Bên trong lăng mộ dành cho thần Chết của người Ai Cập cổ đại

Trong cuộc khai quật tại nghĩa địa cổ Al-Gorna trên bờ tây sông Nile, các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ dành cho thần Chết Osiris của người Ai Cập cổ đại. Bên trong lăng mộ chứa đựng nhiều bất ngờ.

Ben trong lang mo danh cho than Chet cua nguoi Ai Cap co dai
 Giống như nhiều nền văn minh, người Ai Cập cổ đại cũng tôn sùng, thờ phụng nhiều vị thần. Trong số này, thần Chết Osiris đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Ai Cập.