Súng bắn tỉa PSL: Vượt qua cái bóng sát thủ Dragunov SVD

Súng bắn tỉa PSL đã vượt ra khỏi cái bóng của SVD để trở thành "sát thủ" tuyệt vời nhờ các ưu điểm: nhẹ, tin cậy và tốc độ bắn nhanh.

Súng bắn tỉa PSL: Vượt qua cái bóng sát thủ Dragunov SVD
Phát triển để thay thế các súng bắn tỉa già cỗi
Trong những năm 1960, khi Rumani tiếp cận công nghệ sản xuất dòng đạn 7,62 x 39 mm thuộc gia đình vũ khí Kalashnikov của Nga thì các dây chuyền sản xuất đạn 7,92 x 57 mm - loại đạn được sử dụng trên Mosin Nagant và Zbrojovka Brno 24 Mauser bị dừng lại, số đạn còn lại bị đưa vào kho dự trữ.
Sau hơn 60 năm sử dụng súng bắn tỉa bolt-action, các khẩu súng loại này đã bị giảm đi đáng kể. Cụ thể, súng trường Mosin Nagant M91/30 và Zbrojovka Brno 24 Mauser đã giảm xuống chỉ còn vài trăm khẩu và được sử dụng chủ yếu bởi các đơn vị thuộc vùng núi của Rumani.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD
 Súng trường Mosin Nagant M91.
Để thay thế các loại súng già cỗi này, Rumani đã cân nhắc việc đưa vào sử dụng và tự sản xuất súng bắn tỉa nổi tiếng Dragunov SVD. Trước đó, họ đã sản xuất một phiên bản nội địa của AKM theo thỏa thuận với Liên Xô.
Tuy nhiên, sau một số sự kiện diễn ra vào năm 1968, Liên Xô giảm việc cung cấp vũ khí cho Rumani cũng như làm chậm việc chuyển giao công nghệ sản xuất cho nước này.
Sau cùng, nhà máy sản xuất vũ khí Cugir cùng với Tập đoàn quản lý và kỹ thuật quốc phòng của Rumani đã tự phát triển mẫu súng bắn tỉa mới có tên gọi PSL.
PSL có các đặc tính giống như SVD của Liên Xô nhưng dựa trên hoạt động của súng AK, giúp các binh sĩ có thể sử dụng dễ dàng và quen thuộc như các khẩu AK-47 và AKM.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-2
Súng bắn tỉa Dragunov SVD của Liên Xô. 
Các thử nghiệm súng bắn tỉa mới được thực hiện trong giai đoạn 1970 - 1975, trong quá trình phát triển, PSL cũng nhận được sự tham vấn của các kỹ sư tại nhà máy Zastava ở Nam Tư.
Quân đội Nam Tư cũng muốn tự chế tạo một mẫu súng bắn tỉa bán tự động riêng, và sau cùng họ sử dụng thiết kế của PSL với loại đạn 7,92 x 57 mm Mauser sẵn có, kết quả chính là sự ra đời của súng bắn tỉa M76.
Súng bắn tỉa bán tự động thành công của Rumani
Tên gọi PSL của súng là viết tắt của từ Puşcă Semiautomată cu Lunetă model 1974 trong tiếng Rumani, có nghĩa là Súng trường bán tự động với ống ngắm. Ngoài ra, PSL còn được biết đến rộng rãi với các tên gọi khác như PSL-54C, Romak III, FPK, FPK Dragunov và SSG-97.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-3
Súng bắn tỉa PSL. 
PSL có khối lượng cơ bản 4,31 kg, chiều dài 1.150 mm, trong đó nòng dài 620 mm. Về thiết kế bên ngoài, súng có hình dáng tương tự như khẩu SVD của Liên Xô với hai tông màu chủ đạo là đen và màu gỗ.
Tuy dựa trên súng trường tấn công AK nhưng PSL lại có nhiều đặc điểm rất khác để phù hợp với cỡ đạn lớn của một khẩu súng bắn tỉa. Vẫn mang dáng dấp chủ đạo của dòng súng do Kalashnikov thiết kế, toàn bộ súng là sự kết hợp của thép và gỗ.
Phần thân súng được làm bằng thép cán máy thay vì thép tấm cuộn như trên SVD. PSL có báng dạng khung gỗ, liền khối khá đặc trưng với kích thước lớn, giữa báng còn có phần nối liền lại để tăng độ chắc chắn (báng của SVD không có phần này).
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-4
 Báng gỗ của PSL. 
Cuối báng có lớp đệm cao su với các vân nhám ngang phía sau, giúp tăng độ bám vào vai xạ thủ cũng như giảm lực tác động vào vai khi bắn. Trong báng còn có vị trí để gắn dây đeo.
Báng của PSL còn có một điểm tương tự SVD, đó chính là phần tay nắm chính của súng được tích hợp luôn vào trong báng, giúp giảm khối lượng cũng như tăng khả năng cầm nắm cho xạ thủ. Báng được gắn vào phần thân súng thông qua hai đinh tán chắc chắn.
Phần thân súng được làm tương tự như AK-47/AKM nhưng với kích thước lớn hơn. Phía bên trái thân súng gần như trống và chỉ có bộ phận để gắn ống ngắm, phía bên phải là vị trí của khe thoát vỏ đạn, cần nạp đạn và khóa an toàn dạng đòn bẩy “truyền thống” của dòng súng AK.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-5
Phần thân phải của PSL. 
Để giảm việc thân súng bị xoắn khi sử dụng các loại đạn mạnh, nòng của PSL được thiết kế trong một khung đặt biệt, và được kẹp lại bởi ốp lót tay bằng gỗ hai mảnh tương tự như trên AK.
PSL chỉ có duy nhất chế độ bắn bán tự động, sử dụng cơ chế nạp đạn bằng trích khí với hệ thống trích khí tương tự như trên AK nhưng được thiết kế lại.
Thoi nạp đạn mở của súng có kích thước lớn để phù hợp với sức mạnh của loại đạn 7,62 mm lớn. Đầu nòng được trang bị loa che lửa hình tròn, với nhiều vết khoét nửa tròn hai bên theo phương bán kính để hạn chế tối đa lửa đầu nòng thoát ra.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-6
Thước ngắm cơ khí với tầm ngắm lên đến 1.200 m của PSL. 
PSL mặc định sử dụng thước ngắm cơ khí giống như AK nhưng đã được cải tiến để tăng tầm ngắm lên đến 1.200 m với 100 m cho mỗi mức trượt.
Ngoài ra, xạ thủ có thể trang bị thêm các loại ống ngắm khác, tuy không có ray Picatinny như các súng bắn tỉa phương Tây nhưng PSL lại có ray tương tác nằm bên thân trái của súng theo chuẩn của khối Warsaw.
PSL thường sử dụng ống ngắm LPS 4x6° TIP2 do Rumani tự sản xuất hoặc ống ngắm PSO-1 của Liên Xô. Ống ngắm LPS có các đặc tính tương tự như PSO-1 như khả năng bắt sáng trong đêm, bù gió, xác định khoảng cách đến mục tiêu thông qua chiều cao và cho tầm ngắm từ 100 đến 1.000 m.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-7
 PSL với ống ngắm LPS 4x6° TIP2 gắn bên thân trái của súng.
PSL sử dụng đạn 7,62 x 54 mmR của Liên Xô, đây là loại đạn bắn tỉa khá phổ biến trong các nước thuộc khối Warsaw lúc bấy giờ.
Loại đạn này trên PSL có sơ tốc đạt 830 m/s với tầm bắn hiệu quả từ 800 đến 1.000 m. Theo nhà sản xuất, tầm bắn tối đa của súng lên đến 3.000 m. Ngoài ra, PSL còn có phiên bản sử dụng đạn 7,62 x 51 mm NATO.
Súng sử dụng hộp tiếp đạn cong bằng thép với sức chứa 10 viên. Hai bên phần sau của hộp tiếp đạn được dập nổi hình chữ X để xạ thủ dễ cầm nắm cũng như dễ xác định hướng của hộp tiếp đạn trong đêm.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-8
 Hộp tiếp đạn của PSL.
Qua nhiều cuộc chiến như cuộc cách mạng Rumani, chiến tranh Vùng vịnh hay Afghanistan, PSL đã chứng minh là một súng bắn tỉa bán tự động tuyệt vời.
PSL có các ưu điểm lớn như thiết kế của dòng AK tin cậy và đơn giản, dễ sửa chữa. Bên cạnh đó là khả năng bắn bán tự động nhanh (thực tế khoảng 30 viên/phút) và tính cơ động cao.
Sung ban tia PSL: Vuot qua cai bong sat thu Dragunov SVD-Hinh-9
Binh sĩ Ethiopia đang tập bắn PSL. 
Hiện tại ngoài Rumani, PSL đang là súng bắn tỉa trong kho vũ khí quân dụng của Bangladesh và Ethiopia. Súng cũng được giới thiệu sử dụng tại Afghanistan và Iraq, một số phiên bản dân sự của PSL xuất hiện tại Mỹ sử dụng loại đạn 7,62 x 51 mm NATO.

Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga

(Kiến Thức) - SVU-A là phiên bản nâng cấp dòng súng bắn tỉa tự động SVU có độ chính xác hơn cả “huyền thoại” bắn tỉa SVD Dragunov.

Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga
Kham pha sat thu ban tia SVU-A cua dac nhiem Nga
 Súng trường bắn tỉa SVU-A còn gọi là OTS-03A, là phiên bản nâng cấp của SVU đã được thử nghiệm từ năm 1993 và chính thức biên chế cho đặc nhiệm Bộ Nội vụ Nga năm 1995.
Kham pha sat thu ban tia SVU-A cua dac nhiem Nga-Hinh-2
Súng trường bắn tỉa SVU-A thiết kế với kích thước nhỏ gọn, có chế độ tự động hoàn toàn khác với loại bán tự động SVU.

Bí ẩn tay súng đánh bại cả một tiểu đoàn bắn tỉa

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến 1939, một tay súng bắn tỉa Phần Lan đã lập kỳ tích khi đánh thiệt hại nặng cả một tiểu đoàn bắn tỉa của Liên Xô.

Bí ẩn tay súng đánh bại cả một tiểu đoàn bắn tỉa
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia
Năm 1939, cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan nổ ra. Thời điểm chính thức là ngày 30/11/1939, tức là 3 tháng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 năm sau khi Liên Xô đã cơ bản nắm được hết các vùng của Phần Lan. 
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-2
 Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, quân đội Liên Xô đã gặp phải một tay súng bắn tỉa cực kỳ khôn ngoan. Chỉ trong gần 100 ngày, tay súng đó đã hạ gục hàng trăm binh sỹ của Liên Xô. Người này sau đó đã được công nhận là tay súng bắn tỉa giỏi nhất thế giới - Simo Häyhä.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-3
 Cũng phải nói trước rằng, theo đánh giá của trang militaryeducation, quân đội Liên Xô trước và trong CTTG 2 là quân đội duy nhất có đào tạo lực lượng bắn tỉa bài bản. Trong danh sách 10 lính bắn tỉa nguy hiểm nhất hồi CTTG 2 của trang này thì có tới 9 người là thuộc quân đội Liên Xô.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-4
 Tuy nhiên, trong cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô, nhiều tay súng bắn tỉa của phía Liên Xô đã bị Simo hạ gục. Theo website Todayifoundout, Simo trước đó là một lính nghĩa vụ đã hết hạn phục vụ trong quân đội Phần Lan. Khi chiến tranh nổ ra, ông quay trở lại xin phục vụ quân đội với khẩu súng trường M/28.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-5
Là một lính bắn tỉa nhưng Simo lại không thích dùng súng đặc dụng mà chỉ quen dùng khẩu súng trường với thước ngắm sắt. Ông lý giải rằng, dùng thước ngắm sắt giúp đầu ông ở vị trí thấp hơn so với súng có ống nhòm. Đối với lính bắn tỉa, chỉ cần đầu cao hơn vài cm là đã trở thành mồi ngon cho lính bắn tỉa đối phương rồi. 
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-6
 Ngoài ra, ông cũng nói rằng súng trường bắn tỉa có xu hướng phản xạ ánh sáng mặt trời. Simo bật mí rằng đó là bí quyết giúp ông đã tiêu diệt được nhiều lính bắn tỉa Liên Xô. Một điều thực sự kinh ngạc nữa là chỉ với khẩu súng đơn giản đó nhưng Simo đã hạ gục nhiều người ở cách xa hơn 400 yards (khoảng 365m). Trong ảnh là Simo Hayha.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-7
 Simo đã được cử đến chiến trường Kollaa, nơi có khoảng 32 lính Phần Lan đã cầm chân hơn 4.000 binh sỹ Liên Xô. Ở đó nhiệt độ thường dao động từ -40 độ F đến -4 độ F. Simo thường mặc một bộ quần áo trắng để ngụy trang trong tuyết.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-8
 Theo Wikipedia, khi các chỉ huy Liên Xô biết rằng nhiều lính của họ bị hạ dưới nòng súng của một lính bắn tỉa đối phương, họ đã quyết định phải tiêu diệt tay súng bắn tỉa lợi hại này. Ban đầu một lính bắn tỉa Liên Xô được cử đến nhưng khi chính anh này bị diệt thì họ quyết định cử hẳn một đội bắn tỉa đến.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-9
Một thời gian sau, cả đội này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ, Quân đội Liên Xô quyết định cử cả một tiểu đoàn bắn tỉa để truy lùng tay súng bí ẩn nọ. Thế nhưng tiểu đoàn bắn tỉa này cũng phải chịu nhiều thương vong mà chưa tìm được tung tích đối thủ. 

Sức mạnh pháo phòng không tự hành AM của Việt Nam

(Kiến Thức) - Pháo phòng không tự hành AM đã tham gia nhiều trận đánh bảo vệ bầu trời miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mỹ. 

Sức mạnh pháo phòng không tự hành AM của Việt Nam
Suc manh phao phong khong tu hanh AM cua Viet Nam
 Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài pháo phòng không xe kéo, Việt Nam còn nhận được các hệ thống phòng không tự hành có tính cơ động cao, có thể đi kèm đội hình thiết giáp hành quân, chống máy bay địch. Một trong những hệ thống phòng không tự hành đầu tiên mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô là kiểu AM. Ảnh: Pháo phòng không tự hành AM trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.

Tin mới