(Kiến Thức) - Loài cua cổ đại đã tuyệt chủng này còn được xác định là một loài chimera, có nghĩa là nó là một loài hợp thể, kết hợp các đặc điểm của loài cua đã tuyệt chủng, loài cua hiện có và các động vật giáp xác khác.
Kiều Dụ (Theo Sina)
Mới đây, các nhà khoa học đã phục dựng được hình ảnh chính xác của một loài cua cổ đại, gây xôn xao dư luận. Tên khoa học của loài cua này là Callichimaera perplexa, đây có thể là loài cua kỳ lạ nhất trên Trái đất.
Thông thường những sinh vật cổ đại thường có vẻ ngoài rất đáng sợ và đồ sộ nhưng loài cua cổ đại này lại chỉ có đôi mắt rất lớn, thoạt nhìn qua rất đáng yêu, rất dễ thương.
Được biết, vào năm 2005, nhà cổ sinh vật học Javier Luque thuộc Đại học Yale, Mỹ đã phát hiện ra hóa thạch của loài cua cổ đại này ở Colombia.
Sau đó, các nhà khoa học cũng tìm được mẫu hóa thạch của loài ở bang Utah, Mỹ và Morocco, châu Phi.
Theo tìm hiểu, cua cổ đại Callichimaera perplexa sống vào cuối kỷ nguyên khủng long - thời kỳ kỷ Phấn trắng, khoảng 95 triệu năm trước.
Những động vật giáp xác họ cua rất đa dạng về hình dạng và kích cỡ thế nhưng cua Callichimaera perplexa có lẽ là loài cua kỳ lạ nhất.
Mời quý vị xem video: Hài hước những hình ảnh động vật vui nhộn
Nó có đôi mắt to đặc biệt, vỏ giống như tôm hùm, móng vuốt như ếch và hình dạng chân đâm tủa, khấc tròn hình mái chèo như một loại bọ cạp cổ đại.
Ngoài ra, loài cua cổ đại đã tuyệt chủng này còn được xác định là một loài chimera, có nghĩa là nó là một loài hợp thể, kết hợp các đặc điểm của loài cua đã tuyệt chủng, loài cua hiện có và các động vật giáp xác khác.
Khám phá ít ai biết về loài cua cá ngừ, giống như tôm hùm
(Kiến Thức) - Cua cá ngừ còn có tên gọi khác là cua Tuna hay cua đỏ. Đây là một loài cua có hình dáng giống như con tôm hùm nhỏ. Tuy nhiên, do loài này ăn những sinh vật phù du có chứa độc tố nên không được dùng làm thực phẩm.
Những con cua cá ngừ có tên khoa học là Pleuroncodes planipes với chiều dài từ 2,5cm -7,5cm. Ảnh wikimedia.
Cua cá ngừ là nguồn thức ăn chủ yếu của loài cá ngừ, vì vậy mà chúng mới sở hữu cái tên như vậy. Ảnh wikimedia.
Ngoài ra, với số lượng dồi dào, cua cá ngừ còn là thức ăn của các loài động vật khác như mực khổng lồ, mực Humbolt, chim biển, rùa, cá voi,.. Ảnh wikimedia.
Cua cá ngừ chủ yếu sống nương theo những dòng hải lưu ở ngoài khơi bang Baja California, Mexico. Ảnh lostinthelandscape.
Cua cá ngừ dễ bị gió, thủy triều hay các dòng biển cuốn trôi do chúng chủ yếu sống ở tầng nước gần bề mặt. Ảnh uci.
Cua cá ngừ ăn những sinh vật phù du có chứa độc tố, vì vậy loài cua này không được dùng làm thực phẩm. Ảnh yournewswire.
Những năm gần đây, hiện tượng cua cá ngừ bị mắc cạn trên các bờ biển diễn ra ngày càng thường xuyên hơn do quá trình ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ nước biển tăng cao. Ảnh wikimedia.
Mời quý vị xem video: Top 10 sinh vật xấu xí nhất hành tinh
Điều ít ai biết về cua mặt quỷ độc ở ven biển miền Trung
(Kiến Thức) - Cua mặt quỷ có màu sắc sặc sỡ nhưng đằng sau vẻ ngoài bắt mắt ấy chúng thực sự là những sát thủ đáng sợ. Loài cua này được tìm thấy ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.
Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học là Zosimus aeneus. Ảnh berkeley.
Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta. Loài cua này được tìm thấy ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Ảnh picture-worl.
Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Ảnh wikimedia.
Loại độc tố có trong cua mặt quỷ chủ yếu là Saxitonin. Chất độc này có trong thịt và trứng của nó nhưng tập trung nhiều nhất ở phần thịt càng và chân. Ảnh berkeley.
Chỉ cần 1 thìa cà phê thịt loài cua mặt quỷ cũng có thể dẫn đến tử vong. Ảnh sciencesource.
Điều đáng nói là cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc cho độc tố Saxitonin có trong cua mặt quỷ. Ảnh roboastra.
Ngoài ra, trong cua mặt quỷ còn chứa một số chất độc thần kinh khác như neurotoxin, tetrodotoxin. Ảnh yupoo.
Mời quý vị xem video: Những động vật nguy hiểm nhất vùng rừng Amazon