(Kiến Thức) - Ngoài cặp rắn khổng lồ ở núi Cấm, nặng 60kg, dài 7m gây xôn xao gần đây, Việt Nam còn có nhiều loài rắn quý hiếm, thậm chí là những nhà vô địch trong thế giới rắn Việt Nam.
Lưu Thoa
Xem toàn bộ ảnh
Rắn hổ mây hay còn gọi là rắn hổ mang chúa. Loại rắn này có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ). Rắn hổ mây phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rắn hổ mây sinh sống. Việc bắt được rắn hổ mây ở núi Cấm mới đây gây xôn xao.
Tại Việt Nam, rắn hổ mây sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Rắn hổ mây có tốc độ di chuyển thuộc nhóm nhanh nhất trong họ nhà rắn. Khả năng săn mồi cũng cực nhanh và hầu như chúng thường xơi tái con mồi ngay tức khắc, khiến con mồi ít có cơ hội tẩu thoát. Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mây sẽ có màu sắc khác nhau.
Trong số những loài rắn nổi bật ở Việt Nam, rắn lệch đầu kinh tuyến, tên khoa học là Dinodon meridionale, thuộc họ rắn nước Colubridae gây ấn tượng mạnh với cú đớp có tốc độ nhanh nhất thế giới. Nổi danh bởi những lần xuất chiêu nhanh như điện giật của mình, Dinodon meridionale được phong là ông vua tốc độ trong các loài rắn.
Khi màn đêm buông xuống, những con rắn Dinodon meridionale sẽ bò ra khỏi nơi trú ẩn, bắt đầu màn săn mồi chết chóc của mình. Được trời phú cho khả năng di chuyển không tiếng động cùng các giác quan phát triển vượt trội, loài rắn Dinodon meridionale trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với những động vật chuyên ăn đêm.
Dinodon meridionale săn mồi có chiến thuật, khi phát hiện ra con mồi, nó sẽ âm thầm áp sát mà không để phát ra bất cứ tiếng động nào. Trong quá trình di chuyển, con rắn tử thần săn đêm này khóa chặt con mồi trong mắt, một cử động dù là nhỏ nhất cũng không qua nổi mắt của Dinodon meridionale. Khi đã thành công áp sát con mồi, Dinodon meridionale chờ cơ hội thích hợp tung ra cú đớp chết chóc nhanh đến mức tất cả những con mồi của nó đều không hiểu tại sao mình chết. Vẻ ngoài của Dinodon meridionale cũng dễ lẫn vào trong các thảm thực vật, bóng đêm cũng giúp loài rắn độc săn đêm này che giấu bản thân, khiến nó có thể tung ra cú đớp bất ngờ nhất.
Rắn chàm quạp có chiều dài thân khoảng 1m, màu nâu đỏ tía hoặc nâu, có 9 vảy che rắn chắc trên đầu. Các hoa văn trên thân gồm từ 19 - 31 dấu hình tam giác có màu sẫm, thường xuất hiện ở vùng rừng cao su ở Đông Nam Bộ. Loài rắn này thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện.
Ở Việt Nam, rắn chàm quạp có nhiều nhất ở Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Vũng Tàu.
Rắn chàm quạp có đặc điểm là sau khi cắn ai đó, nó thường nằm im tại chỗ, không di chuyển. Nọc độc của rắn chàm quạp rất độc. Nó nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi và khiến tim ngừng đập chỉ trong 1 phút.
Trong thế giới rắn Việt Nam, rắn lục miền Nam Viridovipera vogeli là nhà vô địch về săn đêm và là một "kẻ khôn ngoan" khi biết ẩn mình chờ thời ở những gốc cây nhỏ, đợi con mồi đi qua là lao ra đớp.
Rắn lục núi Ovophis monticola - Ông vua săn động vật máu nóng ở Việt Nam. Đúng như danh hiệu của mình, loài rắn này là kẻ thù không đội trời chung của động vật máu nóng, nhất là trong đêm tối.
Ngôi vương sắc đẹp thuộc về loài rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea. Với những mảng màu, hình thù được hòa quyện một cách hài hòa, danh hiệu này hoàn toàn xứng đáng với loài rắn này.
Nhà vô địch trong các loài rắn Việt Nam về khả năng giết người làrắn lục mắt đỏ. Chỉ cần một cú đớp, loài này có thể cướp đi mạng sống của những nạn nhân to lớn hơn nó nhiều lần.
Cô nàng đỏng đảnh nhất thuộc họ rắn Việt Nam là rắnhoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus. Những mảng màu sắc sặc sỡ trên cổ nó có tác dụng rất lớn trong việc thu hút bạn tình.
Rắn ranh mãnh nhất là hổ xiên mắt Pseudoxenodon macrops. Khi bị tấn công, nó phình cổ ra, bắt chước rắn hổ mang bành để dọa đối phương.
Mời quý vị xem video: Rắn treo ngược mình trên cây nuốt chửng kỳ đà