Sửng sốt thông tin đá sao Hỏa có thể chứa dấu hiệu sự sống

(Kiến Thức) - Các loại đá giàu sắt nằm gần các địa điểm hồ cổ trên sao Hỏa có thể giữ những manh mối quan trọng cho thấy sự sống từng tồn tại ở đó, một nghiên cứu mới cho hay.

Sửng sốt thông tin đá sao Hỏa có thể chứa dấu hiệu sự sống
Những loại đá này được hình thành trong lòng hồ - là nơi tốt nhất để tìm kiếm bằng chứng hóa thạch của cuộc sống sao Hỏa từ hàng tỷ năm trước, các nhà nghiên cứu cho biết.
Cụ thể, một nhóm các nhà khoa học đã xác định rằng đá trầm tích được làm từ bùn hoặc đất sét nén có nhiều khả năng chứa hóa thạch nhất. Những loại đá này giàu sắt và một khoáng chất gọi là silica, giúp gìn giữ hóa thạch tồn tại theo thời gian.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Những loại đá này có thể hình thành trong thời kỳ Noachian và Hesperian trên Hỏa tinh cách ba và bốn tỷ năm trước. Vào thời điểm đó, bề mặt của hành tinh này rất dồi dào trong nước, có thể hỗ trợ sự sống.

Mời quý vị xem video: NASA công bố tìm thấy nước trên sao hỏa

Các loại đá được bảo quản tốt hơn nhiều so với những loại đá cùng độ tuổi trên Trái đất, các nhà nghiên cứu cho biết. Điều này là do sao Hỏa không phải chịu kiến tạo mảng, sự chuyển động của các phiến đá khổng lồ tạo lớp vỏ như ở một số hành tinh - theo thời gian có thể phá hủy các tảng đá và hóa thạch bên trong chúng.
Nhóm khoa học đã xem xét các nghiên cứu về hóa thạch trên Trái đất và đánh giá kết quả thí nghiệm tương tự tương quan với điều kiện sao Hỏa để xác định các địa điểm hứa hẹn từng có sự sống cổ đại trên Hỏa tinh.

Bằng chứng gây sốt về nguyên nhân xói mòn địa chất sao Hỏa

(Kiến Thức) - Hàng loạt bằng chứng mới cho thấy có một trận mưa nặng hạt nào đó đổ xuống sao Hỏa tạo nên những thay đổi cảnh quan bề mặt nhất định.

Bằng chứng gây sốt về nguyên nhân xói mòn địa chất sao Hỏa
Đây là công bố mới nhất liên quan đến sao Hỏa đến từ các nhà khoa học thuộc Viện Smithsonian và Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins.
Mới đây, họ công bố có thể đã có một trận mưa nặng hạt khổng lồ đổ xuống bề mặt của Hỏa tinh và làm thay đổi cảnh quan sao Hỏa. 

Sửng sốt thông tin đầu mối về khí hậu sao Hỏa

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature giải bí ẩn cách thức đất sét được hình thành trên sao Hỏa mặc dù khí hậu lạnh... giải đáp thông tin đầu mối về khí hậu sao Hỏa.

Sửng sốt thông tin đầu mối về khí hậu sao Hỏa
Khí hậu trên sao Hỏa giai đoạn đầu gây bí ẩn cho các nhà khoa học hành tinh bởi vì các đặc điểm bề mặt như các mạng lưới thung lũng cho thấy có nước lỏng dồi dào và các khoáng vật đất sét tìm thấy trong hầu hết các lớp đá bề mặt cổ đại.
Nghiên cứu mới này do Janice Bishop của Viện SETI và Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Thung lũng Silicon dẫn đầu đã đặt câu hỏi này bằng cách điều tra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành đất sét bề mặt sao Hỏa.

Thêm lý giải về nguyên nhân mất nước trên sao Hỏa gây sốt

(Kiến Thức) - Đài quan sát WM Keck, Kính thiên văn Hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tìm ra cách lý giải mới về biến đổi khí hậu cũng như hiện tượng mất nước trên sao Hỏa.

Thêm lý giải về nguyên nhân mất nước trên sao Hỏa gây sốt
Các nhà khoa học thuộc các cơ quan này cùng chung nhận định: Nước được tạo thành từ hydro và oxy, nhưng hydro có nhiều loại hoặc đồng vị khác nhau tồn tại trên sao Hỏa
Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 
Phiên bản đồng vị nặng hơn của hydro gồm có một proton và một neutron chứ không chỉ là chỉ một proton trong hạt nhân của nó - được gọi là deuterium.

Tin mới