Súng trường INSAS: “Xương sống” vũ khí cá nhân Ấn Độ

Súng trường INSAS là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của Lục quân Ấn Độ, được phát triển dựa trên khẩu AK-47 lừng danh.

Súng trường INSAS: “Xương sống” vũ khí cá nhân Ấn Độ
Thay thế súng trường L1A1 lỗi thời
Từ cuối những năm 1950, các lực lượng vũ trang Ấn Độ bắt đầu đưa vào sử dụng súng trường L1A1. Thực tế, L1A1 là một phiên bản của FN FAL được sản xuất bởi công ty British Commonwealth dưới giấy phép của FN, Bỉ.
Đây là mẫu súng trường bán tự động có hệ thống trích khí tương tự như khẩu SVT-40 của Nga. L1A1 sử dụng các loại hộp tiếp đạn với sức chứa 20 hoặc 30 viên, có thể trang bị thêm ống phóng lựu hoặc lưỡi lê.
L1A1 là một trong số những súng trường sử dụng đạn 7,62 x 51 mm NATO có độ giật thấp nhờ hệ thống trích khí độc đáo của mình.
Sung truong INSAS:
 Súng trường bán tự động L1A1.
Tuy nhiên, theo thời gian L1A1 cũng như người “tiền bối” FN FAL bộc lộ nhiều nhược điểm. Vào giữa những năm 1980, quân đội Ấn Độ quyết định phát triển một khẩu súng với cỡ nòng 5,56 mm nhằm thay thế các khẩu L1A1 lỗi thời.
Mẫu thử nghiệm của khẩu súng mới có thiết kế chính dựa trên AKM của Nga, được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí (ARDE) ở Pune, Ấn Độ. Năm 1990, loại súng này được thông qua với tên gọi INSAS (Indian Small Arms System - Hệ thống vũ khí cầm tay của Ấn Độ).
Tuy nhiên, để loại bỏ súng trường Lee Enfield đang phục vụ trong quân đội nước này nhanh nhất có thể, Ấn Độ đã quyết định mua 100.000 khẩu AKM từ Nga, Hungary, Romania và Israel trong gian đoạn 1990 - 1992, trước khi đưa INSAS vào phục vụ chính thức.
Sung truong INSAS:
 Phiên bản súng trường tấn công INSAS.
Theo dự kiến, súng trường INSAS sẽ có 3 bản chính: súng trường tấn công tiêu chuẩn, súng carbine hoặc súng máy hạng nhẹ. Năm 1997, súng trường tấn công và súng máy hạng nhẹ đã đi vào sản xuất hàng loạt. Năm 1998, các khẩu INSAS được giới thiệu lần đầu trong cuộc duyệt binh nhân ngày Quốc khánh Ấn Độ.
Đáng lẽ INSAS đã được giới thiệu sớm hơn nếu không có sự thiếu hụt trầm trọng đạn 5,56 mm tại Ấn Độ thời điểm lúc bấy giờ.
Súng trường lai đúng nghĩa
Nhìn chung thiết kế của INSAS dựa trên AK-47 của Nga nhưng gần như không bộ phận nào có thể hoán đổi cho nhau giữa hai khẩu súng này. ARDE đã làm rất tốt việc thiết kế INSAS khi kết hợp tính năng của nhiều súng trường tấn công khác trong một thiết kế của AK-47.
Sung truong INSAS:
 Khóa an toàn trên phần thân trái của súng.
INSAS có khối lượng cơ bản 4,15 kg; chiều dài tổng thể 916 mm với nòng dài 464 mm, bên trong nòng được mạ chrome chống mài mòn và 6 rãnh xoắn tối ưu hóa cho loại đạn 5,56 mm NATO. Đầu nòng có loa che lửa dài với 4 dãy 3 hàng lỗ khoét nằm đối xứng nhau.
Thân súng làm bằng thép, các bộ phận còn lại được làm chủ yếu từ gỗ hoặc polymer. Súng có ốp lót tay nhiều vân dọc và báng rỗng một phần bằng polymer, tiêu chuẩn có màu da cam tương tự như trên khẩu Galil của Israel.
Một số biến thể khác của INSAS được thiết kế lại với báng dạng khung kim loại có thể gấp lại dễ dàng để tiện trong việc vận chuyển. Súng còn mang theo bộ dụng cụ sửa chữa và làm sạch trong báng giống như khẩu Lee Enfield của Anh.
Sung truong INSAS:
 Một binh sĩ Ấn Độ đang tập bắn INSAS.
Hệ thống trích khí của INSAS đuọc kế thừa từ khẩu FN FAL hay chính xác hơn chính là khẩu L1A1 từng phục vụ trong quân đội Ấn Độ.
Súng có ống dẫn khí dài, nằm bên trên nòng, đầu ống dẫn khí phía trước lồi hẳn ra bên ngoài tương tự AK-47. Bên trên là đầu ruồi kiểu 3 cạnh và phía sau là thước ngắm dạng lỗ tròn tương tự như Galil.
INSAS chọn chế độ bắn cũng như khóa an toàn bằng đòn bẩy, nằm về bên trái của súng thay vì trên bệ khóa nòng tương tự khẩu HK33 của Đức. Khóa an toàn có các chế độ: an toàn, bán tự động, 3 viên và tự động hoàn toàn.
Sung truong INSAS:
 Lưỡi lê của INSAS.
Các phiên bản đầu INSAS không có ray Picatinny mặc định, muốn gắn thêm ống ngắm thì cần có các đai kẹp tương tự như AK. Một số phiên bản hiện đại về sau đã được tích hợp ray để gắn phụ kiện. Ngoài ra, súng có một trang bị thường thấy là lưỡi lê.
INSAS sử dụng hộp tiếp đạn polymer bán trong suốt có sức chứa 20 hoặc 30 viên. Súng cũng lắp được hộp tiếp đạn của Steyr AUG nhưng chưa rõ có thể sử dụng hộp tiếp đạn thép STANAG của NATO hay không.
Các biến thể chính của INSAS
Như đã nói, INSAS có một số biến thể tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Mẫu cơ bản là súng trường tấn công, mẫu mới nhất chính là phiên bản màu đen, sử dụng vật liệu tốt và nhẹ hơn.
Ngoài lưỡi lê, súng có một chốt gắn cho ống phóng lựu ARDE 40 mm cùng với một vị trí gắn vào trong đầu ống dẫn khí để khai hỏa. Bên cạnh đạn 5,56 mm NATO SS109 và M193, INSAS có thể bắn loại đạn 5,56 x 30 mm MINSAS, tốc độ bắn tối đa 650 viên/phút, tầm bắn hiệu hiệu quả đạt 600 m.
Sung truong INSAS:
Phiên bản Kalantak.
Súng trường tấn công INSAS còn có 2 phiên bản khác là Kalantak và Excalibur. Kalantak được thiết kế dành cho cận chiến còn Excalibur là một biến thể mới của INSAS.
Hai khẩu súng này đều nhẹ hơn so với INSAS cũ, báng dạng khung có thể gấp cũng như được tích hợp sẵn ray Picatinny để gắn thêm kính ngắm quang học.
Sung truong INSAS:
 Phiên bản súng máy hạng nhẹ INSAS.
Súng máy hạng nhẹ INSAS là một phiên bản với nòng dài, nặng để bắn nhiều cũng như xa hơn. Đặc biệt, súng có thêm chân chống chữ V để tăng độ ổn định. Hiện tại, phiên bản súng máy hạng nhẹ cũng đang được làm lại với màu đen và vật liệu tốt hơn để giảm trọng lượng.
Phiên bản khác biệt nhất của INSAS có lẽ là MSMC. Đây là biến thể tiểu liên sử dụng đạn 5,56 x 30 mm MINSAS thay vì 5,56 x 45 mm NATO như thường lệ. Súng có bề ngoài của khẩu Uzi kết hợp MP7 với báng rút dạng thanh kim loại đôi, ray Picatinny và hộp tiếp đạn dài.
Sung truong INSAS:
 Tiểu liên MSMC.
Trong cuộc chiến tranh Kargil vào năm 1999, INSAS được sử dụng trong các chiến trường cao tại dãy Himalaya. Nhiều binh sĩ cho biết có tình trạng kẹt, nứt hộp tiếp đạn của súng do thời tiết lạnh.
Một số báo cáo cũng nói rằng súng vẫn bắn ở chế độ tự động mặc dù đã chuyển qua chế độ bắnloạt 3 viên. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với những khẩu INSAS trong quân đội Nepal. Tuy nhiên tất cả vấn đề trên đã được khắc phục.
Sung truong INSAS:
Một quân nhân thuộc lực lượng Cảnh vệ Không quân Ấn Độ với INSAS.
Với sự “pha trộn” thiết kế và thành phần của các súng trường tấn công nổi tiếng, INSAS được đánh giá là một nền tảng vũ khí cầm tay hiệu quả. Hiện tại, INSAS đang phục vụ với số lượng lớn trong quân đội Ấn Độ và ít hơn tại các nước Nepal, Oman, Bhutan.

Súng trường AK-12 Nga sẽ có giá 21 triệu VNĐ

(Kiến Thức) - Phiên bản xuất khẩu súng trường tiến công AK-12 của Nga sẽ có đơn giá bán khoảng 1.000 USD (tương đương 21 triệu VNĐ).

Súng trường AK-12 Nga sẽ có giá 21 triệu VNĐ

Mục sở thị súng trường nhỏ nhất thế giới của Nga

(Kiến Thức) - Có dáng dấp khẩu tiểu liên bắn nhanh, nhưng 9A-91 là thiết kế súng trường tiến công trang bị cho đặc nhiệm Nga.

Mục sở thị súng trường nhỏ nhất thế giới của Nga
Muc so thi sung truong nho nhat the gioi cua Nga
Súng trường tiến công 9A-91 siêu nhỏ do Phòng thiết kế KBP phát triển và đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

Nhận diện vũ khí, radar tàu tên lửa Molniya qua mô hình

(Kiến Thức) - Tàu tên lửa Molniya là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam, được trang bị hỏa lực cực mạnh với 16 tên lửa chống hạm.

Nhận diện vũ khí, radar tàu tên lửa Molniya qua mô hình
Nhan dien vu khi, radar tau ten lua Molniya qua mo hinh
 Chiến hạm Project 12418 Molniya được giới quân sự mệnh danh là “ong bắp cày” bởi hệ thống vũ khí vô cùng mạnh mẽ của nó, mạnh hơn rất nhiều so với thế hệ 1241RE và chỉ đứng sau Gepard 3.9. Ảnh: mô hình tàu tên lửa Molniya với nhiều chi tiết giống thật do các học viên Học viện Hải quân sáng tạo. 

Tin mới