Tác dụng của các hệ thống cảnh báo làn đường trên xe ôtô
Dù mục đích chính của 3 hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường và đưa xe vào giữa làn đường trên ôtô chủ yếu là giống nhau nhưng cách vận hành lại khác nhau.
Thảo Nguyễn
Hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) hiện đã không còn xa lạ với người dùng ôtô hiện nay. Không chỉ có trên xe sang, công nghệ này còn được áp dụng cho nhiều mẫu ôtô phổ thông đời mới. Từ Toyota, Hyundai, Honda cho đến Mazda đều đã dùng hệ thống ADAS cho những chiếc ôtô mới "ra lò" của mình.
Về cơ bản, ADAS là những tính năng sử dụng cảm biến, camera, radar và lidar để bảo vệ sự an toàn của người ngồi trong xe ôtô bằng cách giảm lực tác động của một vụ tai nạn hoặc tránh va chạm. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều hệ thống ADAS khác nhau khiến người dùng bị bối rối, không phân biệt được chúng.
Dù mục đích chính của 3 hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường và đưa xe vào giữa làn đường trên ôtô chủ yếu là giống nhau nhưng cách vận hành lại khác nhau.
Một ví dụ điển hình cho sự bối rối này chính là có nhiều công nghệ khác nhau giúp xe không bị lệch ra khỏi làn đường đang đi. Những công nghệ này được chia thành 3 loại chính là hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDW), hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LKA) và hệ thống hỗ trợ đưa xe vào giữa làn đường (LCA).
Dù mục đích chính của 3 hệ thống cảnh báo trên xe ôtô trên là giống nhau nhưng cách vận hành lại khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 3 hệ thống này để có thể phân biệt chúng với nhau.
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường là gì?
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDW) là loại cơ bản nhất của công nghệ giám sát làn đường. Đúng như tên gọi, hệ thống này sẽ cảnh báo người lái khi chiếc xe chệch ra khỏi làn đường mà không bật đèn xi-nhan.
Hệ thống LDW chỉ có tác dụng cảnh báo người lái khi xe chệch làn đường
Để làm được như vậy, LDW sẽ sử dụng một camera trên đầu xe để giám sát đường đi và nhận biết vạch kẻ đường. Khi cần cảnh báo cho người lái, hệ thống thường phát ra âm thanh. Trong một số trường hợp, hệ thống còn cảnh báo bằng những tín hiệu hình ảnh như đèn báo hay biểu tượng sáng lên trên bảng đồng hồ. Ngoài ra, nhiều hệ thống LDW còn cảnh báo bằng cách rung vô lăng cho người lái biết.
Vì đây là hệ thống thụ động nên nó không chủ động can thiệp vào việc ngăn xe chệch làn đường. Thay vào đó, hệ thống LDW sẽ để vào người lái chỉnh vô lăng và phanh nhằm đưa xe quay trở lại làn đường ban đầu.
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường là gì?
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường trên ôtô (LKA) sử dụng những tính năng của hệ thống cảnh báo chệch làn đường nhưng công nghệ này lại chủ động chứ không phải bị động. Cụ thể hơn, hệ thống LKA sẽ ngăn xe chệch sang làn đường khác một cách bán tự động thay vì chỉ cảnh báo cho người lái. Hệ thống sẽ từ từ đánh lái tự động và/hoặc phanh để đưa xe quay trở lại giữa làn đường ban đầu.
Hệ thống LKA vừa cảnh báo vừa tự động đánh lái và/hoặc phanh, đưa xe trở lại làn đường
Mặc dù người lái vẫn kiểm soát hoàn toàn chiếc xe nhưng họ sẽ cảm nhận được việc vô lăng tự điều chỉnh dựa trên thông tin về vạch kẻ đường mà hệ thống nhận từ camera đặt trên đầu xe. Ngoài ra, họ còn sẽ cảm thấy hệ thống phanh "giật" xe trở lại giữa làn đường. Cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh cũng sẽ đồng hành với tính năng của hệ thống LKA.
Đôi khi, các nhà sản xuất ô tô sẽ sử dụng công nghệ này cùng với hệ thống cảnh báo điểm mù. Nếu người lái lờ đi cảnh báo về điểm mù và cố chuyển làn không an toàn, vô lăng cũng như hệ thống phanh có thể sẽ can thiệp. Công nghệ này thường được gọi là hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động.
Hệ thống hỗ trợ đưa xe vào giữa làn đường là gì?
Hệ thống hỗ trợ đưa xe vào giữa làn đường (LCA) hiện là công nghệ giám sát làn đường cấp độ cao nhất của xe hơi. Hệ thống này chủ động giữ xe luôn ở giữa làn đường mà nó đang di chuyển. LCA sẽ sử dụng tính năng đánh lái tự động để điều chỉnh ngay lập tức dựa trên thông tin về vạch kẻ đường do camera trên đầu xe cung cấp.
Hệ thống LCA chủ động giữ xe luôn ở giữa làn đường
Hệ thống LCA thường phối hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng và hỗ trợ giữ làn đường để mang đến công nghệ hỗ trợ lái bán tự động cho xe. Nếu có cả 3 công nghệ này, xe sẽ đủ tiêu chuẩn để được Hiệp hội kỹ sư ô tô (SAE) đưa vào danh sách xe lái bán tự động cấp độ 2.
Những hệ thống lái rảnh tay như Ford BlueCruise hiện đều dựa vào hệ thống LCA để vận hành. Hệ thống này cho phép người lái thả tay ra khỏi vô lăng trên những con đường được cấp phép. Tuy nhiên, vì người lái vẫn phải tập trung và luôn sẵn sàng giành lại quyền kiểm soát xe nên Ford BlueCruise vẫn chỉ được coi là hệ thống lái bán tự động cấp độ 2.
Kết luận
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường và hỗ trợ đưa xe vào giữa làn đường mang đến những cấp độ khác nhau của công nghệ giám sát làn đường ADAS để ngăn người lái phạm sai lầm rồi dẫn đến tai nạn. Ngoài ra, người lái có thể bật hoặc tắt 3 hệ thống này nếu muốn.
Chi tiết sức mạnh hệ thống cảnh báo sớm từ xa của quân đội Trung Quốc
(Kiến Thức) - Trước những thách thức đến từ những loại vũ khí tấn công tầm xa của Mỹ, quân đội Trung Quốc đã và đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm từ xa nhằm nâng cao năng lực phản ứng linh hoạt trước các tình huống khẩn cấp.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự quốc tế, hiện nay khả năng giám sát tầm xa của Trung Quốc đã vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất với bán kinh vào khoảng 2.500km tính từ bờ biển của Trung Quốc. Những thành phần then chốt của các phương tiện giám sát tầm xa này là các radar trinh sát tầm xa, máy bay trinh sát tầm xa cánh cố định và hệ thống trinh sát ngầm nước biển.
Làm sao phi công biết máy bay mình đang bị tên lửa địch khóa?
Làm thế nào để phi công lái máy bay chiến đấu biết rằng chiếc tiêm kích của mình đang “bị khóa”, bởi hệ thống radar hoặc tên lửa của đối phương?
Với sự tiến bộ của công nghệ radar và tên lửa không đối không, trang bị trên máy bay chiến đấu, các cuộc không chiến ngoài đường chân trời ngày càng trở nên phổ biến, và cơ hội tác chiến tầm gần ngày càng ít đi. Ảnh: Radar Radar APG-83 AESA trang bị trên F-16 – Nguồn: Lockheed Martin
"Khủng long" Lincoln Navigator Black Label L gần 8 tỷ tại Việt Nam
Đa số các phiên bản của Lincoln Navigator mới được nhập về Việt Nam đều mang màu ngoại thất trắng, đen hoặc nâu. Riêng phiên bản trong bài viết này có màu xanh lục độc đáo và lạ mắt.
Lincoln Navigator tại Việt Nam có lẽ không quá xa lạ với giới chơi xe. Kể từ khi những chiếc Navigator được đưa về Việt Nam, thương hiệu Lincoln dần trở nên phổ biến với đại bộ phận khách hàng Việt. Trước đó đa phần là các xe đời cũ. Mẫu xe SUV cao cấp nổi bật với ngoại hình cao lớn, vành xe đa chấu rất đẹp mắt.