Tác dụng phụ xạ trị và hoá trị?

Xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư cổ tử cung có thể gây ra những tác dụng phụ nào? Có nghiêm trọng không?

 
Bác sĩ trả lời:

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ung thư cổ tử cung được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và xạ trị. Đôi khi trong một số các trường hợp các bác sĩ phải dùng phương pháp điều trị kết hợp xạ trị và hóa trị đồng thời để tăng thêm hiệu quả điều trị. Trong thời gian điều trị người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như :
- Mệt mỏi vì phải di chuyển hằng ngày đến bệnh viện.
- Đau vùng bụng dưới, tiểu rát buốt, tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy... Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu.
- Buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.... Những tác dụng phụ này liên quan đến việc hóa trị.
Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp điều trị, v.v.... Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi trong một thời gian ngắn sau khi kết thúc điều trị. Trong đa số trường hợp, nếu trước khi điều trị người bệnh được tư vấn kỹ về các phương pháp điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra, thường người bệnh chấp nhận dễ dàng việc điều trị và có cảm giác dễ chịu hơn.

Trong giai đoạn này người bệnh nên sớm thông báo cho bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ đã xảy ra đối với mình. Khi đó bác sĩ điều trị sẽ có hướng dẫn cần thiết và những biện pháp xử lý thích hợp. Nếu được phát hiện và xử lý sớm, các tác dụng phụ sẽ được hạn chế ở mức độ thấp nhất và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhờ đó, việc điều trị không gặp trở ngại và cho kết quả tốt hơn.

Nhóm máu nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất?

Tiền sử gia đình làm tăng khả năng ung thư

Trong nghiên cứu dịch tễ học phân tử ung thư dạ dày và đại trực tràng ở Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Thu (trường Đại học Y Hà Nội) làm chủ nhiệm đề tài cho thấy, trong số 612 bệnh nhân mắc bệnh ung thư và không mắc bệnh ung thư thì tiền sử mắc bệnh ung thư của gia đình đối tượng nghiên cứu có sự liên quan đến bệnh ung thư. Cụ thể, trong gia đình có người bị ung thư thì khả năng làm tăng nguy cơ ung thư với chỉ số nguy cơ mắc bệnh ung thư là 1,82. 

Khi nào ung thư vú di căn sang não?

(Kiến Thức) - Di căn não là một trong những tổn thương di căn thường gặp nhất ở phụ nữ ung thư vú. Nhận biết dấu hiệu di căn để phân biệt với khối u nguyên phát tìm giải pháp điều trị kéo dài cuộc sống.

 
Ung thư vú di căn não chiếm 14 - 20% tổng số các bệnh có di căn não, đứng hàng thứ hai sau di căn não ung thư phổi. Ước tính tỷ lệ di căn não của ung thư vú từ 5,9 - 16% bệnh nhân ung thư vú, tăng lên khi mổ tử thi 18 - 30%. Trung bình mỗi năm có từ 97.800 - 170.000 bệnh nhân di căn não mới. Nhờ cộng hưởng từ phát hiện các tổn thương di căn nhỏ, điều trị toàn thân tăng lên và bệnh nhân ung thư sống lâu hơn nên số lượng di căn não tăng lên.
Di căn não thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Các ổ di căn thường nằm ở ranh giới giữa chất trắng và chất xám. Di căn não có xu hướng hay gặp ở vị trí này bởi vì các mạch máu giảm kích thước, điều này tạo thành một điểm dừng của các tế bào ác tính. Di căn não cũng thường gặp ở các xoang, điểm gấp khúc của các mạch máu. Sự phân bố của các di căn não thường liên quan đến sự cấp máu của từng vùng. Khoảng 80% di căn não nằm ở bán cầu não, 15% ở tiểu não và 5% ở thân não.

Tin mới