Tác hại của hạt bụi giữa các vì sao

(Kiến Thức) - Khoảng không gian giữa các vì sao chứa các khí tồn tại ở dạng nguyên tử và phân tử ion, ngoài ra còn có các hạt bụi.

Hỏi: Môi trường giữa các vì sao là gì? Có phải giữa các vì sao có rất nhiều hạt bụi và chúng là nguyên nhân làm ánh sáng từ các ngôi sao đến chúng ta bị mờ đi? - Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội).
 
Ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia về thiên văn - vũ trụ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Môi trường giữa các vì sao là khoảng không gian giữa các vì sao (Interstellor medium). Nơi đây chứa các khí tồn tại ở dạng nguyên tử và phân tử ion, ngoài ra còn có các hạt bụi. 
Hạt bụi giữa các vì sao (Interstellar grain) là những hạt bụi rắn và rất nhỏ (cỡ vài micromet) được phân bố rải rác trong không gian giữa các vì sao. Những hạt bụi này hấp thụ ánh sáng của các ngôi sao và làm cho ánh sáng từ ngôi sao đến chúng ta mờ đi.

Sự thật về ngôi sao khồng lồ "huyền bí" ở Kazakhstan

(Kiến Thức) - Nguồn gốc bí ẩn về ngôi sao 5 cánh nằm ở một góc xa xôi tại bờ phía nam của Hồ dự trữ nước Tobol thượng trên đất nước Kazakhstan đã có lời giải.

Do xung quanh khu vực ngôi sao này hầu như không có dấu hiệu nào của sự sống nên những lời đồn thổi về nguồn gốc của hình ngôi sao này càng được nhân rộng.

Bên cạnh đó, khu vực dân cư gần nhất với khu vực có ngôi sao 5 cánh nằm gọn trong một vòng tròn này là thành phố Lisakovsk, cách đó 20 km về phía đông, nơi cũng nổi tiếng với những kiến trúc cổ bị tàn phá.

Lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao theo cách nào?

(Kiến Thức) - Khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn.

“Khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao, mọi thứ đều diễn ra bạo lực, rất bạo lực”, đây là miêu tả chân thực nhất của các nhà khoa học về cách thức lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao trong nghiên cứu mới.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự “chết chóc” của một ngôi sao khi nó rơi vào một lỗ đen khổng lồ. Các mô phỏng cho thấy khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ bị kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng một nửa khối lượng của ngôi sao có thể bị đẩy ra thành một dòng thác của các mảnh vỡ và nửa còn lại tạo thành đường xoắn ốc bị cuốn vào trong lỗ đen.

Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen.
 Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen.
Mô phỏng về quá trình ngôi sao hút vào lỗ đen được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hoàn toàn phù hợp, về một vụ va chạm giữa một lỗ đen và một ngôi sao đã được quan sát thấy vào năm 2012, được đặt tên là PS1-10jh. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học nghĩ rằng ngôi sao bị phá hủy có thể là một ngôi sao heli hiếm bởi không có khí thải hydro đặc trưng tại đường cong ánh sáng. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy một kết luận hoàn toàn khác. Nhà nghiên cứu James Guillochon cho biết, "khí hydro vẫn tồn tại, chỉ là người ta không nhìn thấy bởi nó đã bị ion hóa cao”.

Các nhà thiên văn học gọi sự va chạm giữa một ngôi sao và hố đen là "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event), và trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình xảy ra khoảng một lần/10.000 năm.

Tin mới