Tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1

3h sáng 31/12, một vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra tại thủy điện Đăk Mi 1 khiến nhóm công nhân gồm 5 người bị rơi xuống hố, 3 người tử vong, 2 người mất tích.

Đến trưa 31/12, lực lượng chức năng ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) và các đơn vị thi công vẫn đang tìm kiếm 2 công nhân còn lại rơi xuống hố nước.
Ngay sau khi xảy ra vụ TNLĐ nghiêm trọng, đơn vị đã đưa lực lượng lặn xuống tìm người bị nạn nhưng do thời tiết quá lạnh nên việc tìm kết chưa có kết quả. Đến trưa 31/12, đơn vị đã tìm được 3 công nhân tử vong. Hiện đơn vị đang tiếp tục tìm 2 nạn nhân còn lại. 
Để việc cứu hộ nạn nhân được nhanh chóng, lực lượng chức năng đang mở đường, đưa máy bơm vào để hút nước dưới hồ hỗ trợ việc tìm kiếm.
Tai nan lao dong dac biet nghiem trong tai Thuy dien Dak Mi 1
Lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường điều tra vụ việc. Ảnh TTXVN 
Theo VOV, các nạn nhân gồm: Hà Văn Sơn, 30 tuổi, thường trú thôn Minh Lâm, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; Kha Văn Kháy, 26 tuổi, thường trú xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; Ngân Văn Long, 32 tuổi, thôn Tam Hợp, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Lương Văn Hùng, 20 tuổi, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; Bốn công nhân này thuộc Công ty Dũng Phúc Lộc, địa chỉ xã Cát Vang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Viết Thăng chỉ huy trưởng công trường phụ trách thi công.
Nạn nhân thứ 5 là A Tuất, 34 tuổi, thường trú thôn Đăk Lây, xã Đăk Choong huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum là công nhân thuộc Công ty Nguyên Dược.
Thủy điện Đăk Mi 1 có công suất 84MW, nằm ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum). Công trình có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng.
Công trình được khởi công từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đây là một trong những công trình thủy điện lớn nhất đang thi công ở Tây Nguyên.
Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban quản lý Dự án  Thủy điện Đăk Mi 1 cho biết, vụ tai nạn xảy ra lúc 3h ngày 31/12. Trong quá trình đổ bêtông hạng mục đập tràn của Thủy điện Đăk Mi 1, 4 công nhân bị rơi xuống hố sâu 4-5m; 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.
>>> Mời độc giả xem thêm video Tích cực điều tra vụ tai nạn lao động làm 3 người chết ở Nghệ An:

(Nguồn: THĐT)

Hé lộ số vụ tai nạn chết người tại TKV từ đầu năm 2023 đến nay

Trước vụ tai nạn lao động làm 4 công nhân tử vong ở mỏ than Vàng Danh, tại các mỏ than khác của TKV ở Quảng Ninh đã xảy ra một số vụ tai nạn chết người.

Khoảng 19h20 ngày 26/8, tại thượng vận chuyển số 3 đào từ lò thượng +50/+80 vỉa 5, khu cánh gà, phân xưởng khai thác 3, Công ty cổ phần than Vàng Danh (TP Uông Bí) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng - tai nạn hầm lò, khiến 4 công nhân tử vong.
Nguyên nhân sơ bộ cho thấy, trong thời gian qua khu vực mỏ than Vàng Danh có nhiều trận mưa với lưu lượng từ 30 đến 70mm, dẫn đến bị ngấm nước. Quá trình nhóm công nhân làm việc đã bị bùn và than trôi từ thượng vận chuyển số 3 xuống gây tai nạn chết người.

Công tác an toàn lao động còn hình thức

Nhiều vụ TNLĐ liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người, gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng buông lỏng quản lý, mất ATLĐ tại nhiều công ty.

Theo GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), hiện nay, các văn bản pháp luật về công tác bảo đảm vệ sinh, ATLĐ đã có đầy đủ và quy định rất chặt chẽ, nhằm bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, thực tiễn trong hoạt động sản xuất tại các công ty, nhà máy vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
GS.TS Trình cho rằng, nếu cơ quan chức năng kiểm tra thủ tục, điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATLĐ tại các công ty thì tương đối đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận có những nơi chỉ là “bề nổi”, hình thức, còn việc thực hiện như thế nào lại là vấn đề khác.

Tin mới