Tai nạn ở Hải Dương: Bất cập cầu vượt khiến hậu quả tai nạn thêm thảm khốc

(VietnamDaily) - Liên quan đến vụ tai nạn ở Hải Dương khiến 8 người tử vong, nhiều ý kiến cho rằng: do thiết kế của cầu vượt dẫn người đi bộ xuống thẳng quốc lộ 5 nên hậu quả tai nạn thêm thảm khốc.

Vụ tai nạn ở Hải Dương, xe tải đâm vào đoàn cán bộ xã Kim Lương (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) khiến 8 người chết, 8 người bị thương mấy ngày qua gây phẫn nộ dư luận. Nguyên nhân ban đầu được nhận định do tài xế xe tải ngủ gật và sử dụng ma túy đá trước đó 1 tuần.
Tại cơ quan công an, tài xế Lương Văn Tâm (1991, Nguyên Bình, Cao Bằng) – người điều khiển xe tải BKS 29C – 71953 đã thừa nhận khi đâm vào đoàn người đi bộ dưới quốc lộ Tâm giật mình, hoảng hốt đánh lái nhưng do mất bình tĩnh nên xe đã chao đảo liên tục va vào nhiều người dân.
Hành vi vi phạm pháp luật của tài xế Lương Văn Tâm đã rõ ràng, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một nguyên nhân khác khiến vụ tai nạn thêm phần thảm khốc là do cây cầu vượt cho người đi bộ qua Quốc lộ 5 được cho là thiết kế sai về mặt nguyên tắc thiết kế, có nhiều điểm bất hợp lý khi mở lối cho người đi bộ xuống thẳng Quốc lộ 5.
Tai nan o Hai Duong: Bat cap cau vuot khien hau qua tai nan them tham khoc
Cầu vượt cho người đi bộ qua Quốc lộ 5 được cho là thiết kế sai về mặt nguyên tắc thiết kế, có nhiều điểm bất hợp lý khi mở lối cho người đi bộ xuống thẳng Quốc lộ 5.
Theo lời kể nạn nhân Nguyễn Văn Tiến – Phó Công an xã Kim Lương, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, đoàn đại biểu xã Kim Lương gồm hơn 60 người đều là cán bộ xã và các đoàn thể xã đến thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ đi về. Do vị trí nghĩa trang liệt sĩ nằm ven Quốc lộ 5 nên đoàn chỉ còn cách đi ngược chiều vào làn đường xe thô sơ để lên cầu vượt. Rõ ràng, do cây cầu vượt được thiết kế phần cầu thang lên xuống lòng đường quốc lộ 5 nên cả đoàn đại biểu đã quyết định đi ngược chiều trong làn thô sơ để lên cầu.
Quan sát của PV Kiến Thức, tại cây cây vượt km 76+415 quốc lộ 5 đoạn qua xã Kim Lương, cây cầu vượt này không có đường gom, vị trí đường dẫn người đi bộ xuống đường 5 nằm sát lan can phân cách với đường sắt, tiếp giáp với đường sắt là cánh đồng.
Lẽ ra, lối xuống của cầu vượt phải cắt qua đường sắt dẫn xuống đường gom dân sinh nhưng thực tế lại không có đường gom nên dẫn thẳng xuống quốc lộ 5 tạo nên sự bất cập.
Lối dẫn xuống quốc lộ chỉ dành cho người đi bộ, trong khi đó, người đi bộ thì không có quy định nào cho phép đi trên quốc lộ, nhất là đi ngược chiều trong làn đường thô sơ. Nếu không có đường đi bộ dẫn lên cầu từ lòng đường quốc lộ 5 thì tai nạn thảm khốc trên có lẽ đã không xảy ra.
Trao đổi với PV Kiến Thức, chuyên gia giao thông – Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy cho biết, việc cầu vượt mà để lối đi bộ xuống thẳng làn thô sơ QL 5 là không hợp lý.
“Tôi đã quan sát và nhận thấy, nếu mở ra phía đường sắt một chút khoảng gần 1 mét thì sẽ có chỗ cho người đi bộ đi. Nhưng mà ở đây khi thiết kế có thể họ cho rằng đường rộng như thế thì cần gì phải thêm đường nữa. Đó là một sai phạm”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy nói.
Nhận định về vụ tai nạn, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc mở lối cho người đi bộ từ cầu vượt xuống đường 5 chỉ là nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp rõ ràng là do lái xe không làm chủ được do phê ma túy, đã đâm thẳng vào đoàn cán bộ. Bởi nếu tỉnh táo thì vẫn tránh được đoàn người đi bộ ven quốc lộ.
“Tuy nhiên, đây là điểm đen giao thông nên cần phải được chú ý để rút kinh nghiệm để làm thế nào có lối đi cho người đi bộ thì sẽ tốt hơn. Chứ tại vị trí này không có đường gom cho người đi bộ thì rõ ràng rất bất cập”, Tiến sĩ Thủy nói.
Theo tiến sĩ Thủy, vụ tai nạn xảy ra thì việc thiết kế cầu vượt phải rút kinh nghiệm chứ không thể quy trách nhiệm cho chủ đầu tư xây dựng cầu.
“Nếu lái xe bình thường, và vào ban đêm thì có thể quy trách nhiệm. Nhưng vụ tai nạn xảy ra ban ngày, lái xe lại không bình thường, sử dụng ma túy đá đâm vào đoàn người đi bộ thì nguyên nhân chính là do lái xe. Nên không thể đổ lỗi cho thiết kế cầu vượt hết được.
Tuy nhiên, phải rút kinh nghiệm, sửa sai ngay, có thể xây đường gom, hoặc mở rộng về phía đường sắt làm thêm hàng rào để có lối đi riêng cho người đi bộ thì sẽ tốt hơn”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy cho biết.
Chuyên gia giao thông Bùi Công Minh cho rằng, việc thiết kế cầu vượt mà mở lối đi bộ xuống quốc lộ thì sẽ xảy ra nhiều bất cập. Người đi bộ đi xuống lòng đường tại các vị trí không dành cho người đi bộ thì phải phạt người đi bộ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo Tổng cục đường bộ rà soát lại toàn bộ những khu vực có cầu vượt dành cho người đi bộ tương tự để chấn chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người dân; yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của Vidifi vì có một số làn vạch sơn không rõ và khẳng định: “Trách nhiệm thuộc về ai, phải làm rõ để xử lý.''
Hiện vụ tai nạn ở Hải Dương vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Tai nạn ở Hải Dương: Nhân chứng nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng nhất cuộc đời

(VietnamDaily) - Nhân chứng vụ tai nạn ở Hải Dương cho biết, lái xe có dấu hiệu không bình thường, khi đang điều khiển xe không va chạm với phương tiện nào bất ngờ lao thẳng vào đoàn đại biểu.

Chiều tối ngày 21/1, PV Kiến Thức đã gặp các nạn nhân vụ tai nạn ở Hải Dương đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành. Qua lời kể các nạn nhân đã tiết lộ khoảnh khắc kinh hoàng nhất cuộc đời họ.

Tai nạn ở Hải Dương: Bộ trưởng GTVT yêu cầu làm rõ trách nhiệm Vidifi

(VietnamDaily) - Tại cuộc họp báo về vụ tai nạn ở Hải Dương, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) vì có một số làn vạch sơn không rõ.

Tối qua (21/1), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan về vụ tai nạn ở Hải Dương khiến 13 người thương vong.
Vụ tai nạn thảm khốc nhất Hải Dương

Tin mới