Tai nghe không dây hủy hoại sức khỏe thế nào?

Các chuyên gia y tế cảnh báo, những loại sản phẩm tai nghe không dây như AirPods có thể hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe của người dùng.

Với các mẫu iPhone vừa ra mắt, Apple đã loại bỏ giắc cắm tai nghe chân tròn truyền thống và đề xuất giải pháp thay thế là tai nghe không dây mới, có tên gọi AirPods. CEO Apple Tim Cook gọi đây là bước đầu tiên hướng tới "một tương lai không dây". Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, những loại sản phẩm tai nghe không dây như AirPods có thể hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe của người dùng.
 
Vận hành nhờ công nghệ Bluetooth, tai nghe không dây AirPods truyền dẫn các sóng vô tuyến cường độ thấp vào tai người dùng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, theo thời gian, việc truyền dẫn này sẽ làm suy yếu màng chắn máu - não, yếu tố thiết yếu trong việc ngăn ngừa các hóa chất độc hại.
"Chúng ta đang đùa với lửa. Các bạn đang đặt một thiết bị phát vi sóng ngay cạnh bộ não của mình", tiến sĩ Joel Moskowitz, giáo sư thuộc Trường Sức khỏe cộng đồng, Đại học California-Berkeley (Mỹ), nhấn mạnh.
Apple hiện vẫn chưa công bố chính xác tần số phát Bluetooth của AirPods. Song, các kỹ sư và giám đốc marketing của hãng khẳng định, do loại tai nghe không dây này sử dụng Bluetooth, nên việc phát vi sóng đều nằm trong giới hạn cho phép và tuân thủ hướng dẫn của Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC). Ví dụ, việc phát Bluetooth yếu hơn nhiều so với bức xạ phát ra từ lò vi sóng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Moskowitz cảnh báo, hơn 200 nhà khoa học nghiên cứu về các ảnh hưởng của trường điện từ tin rằng, những hướng dẫn của FCC không đủ để bảo vệ sức khỏe con người.
Tiến sĩ Leif Salford, một nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bức xạ điện thoại di động, gần đây cũng từng tuyên bố rằng, dế cưng của bạn khi nằm cách đầu vài cm (dùng loa ngoài) có thể gây hại cho chủ nhân nhiều hơn so với khi bạn áp nó vào tai (để thực hiện một cuộc gọi).
Tiến sĩ Moskowitz giải thích, các phát hiện trên không mới. "Chúng đã được ghi nhận suốt nhiều thập niên qua. Nó giống như việc chúng ta tiếp tục tái khám phá ra rằng, Bluetooth có hại và đang cố gắng quên đi điều đó, vì chúng ta không biết cách giải quyết nó như thế nào từ góc độ chính sách", ông Moskowitz nói.
Theo chuyên gia y tế này, do chúng ta hiện không biết các nguy cơ dài hạn của việc dùng thiết bị Bluetooth, nên mọi người tốt nhất không nên mạo hiểm gắn các thiết bị phát vi sóng như vậy vào tai, gần bộ não của họ khi vẫn còn các cách an toàn hơn để sử dụng điện thoại di động. Ông khuyến nghị mọi người sử dụng tai nghe có dây hoặc thiết bị giúp thoại rảnh tay thay vì các tai nghe earbud không dây như AirPods.

Say đắm tài sắc nữ du học sinh đẹp như hoa hậu

(Kiến Thức) - Xinh đẹp như hot girl, học cực giỏi... cô bạn nữ du học sinh Việt tại Mỹ luôn ước mơ đi thi hoa hậu để học hỏi, thể hiện bản thân. 

Say dam tai sac nu du hoc sinh dep nhu hoa hau
Việc Đỗ Vân Anh, sinh năm 1995 - nữ du học sinh Việt đang học tập tại Mỹ chỉ dừng lại ở Top 5 Miss Du học sinh Việt 2015 đã khiến nhiều bạn trẻ, khán giả theo dõi cuộc thi cảm thấy tiếc nuối. "Tài sắc vẹn toàn" là cụm từ mà nhiều bạn trẻ đã dành để nói về Vân Anh từ khi cô xuất hiện và gây ấn tượng tại cuộc thi năm nay. 

Nữ học sinh bất ngờ nổi tiếng một cách khó hiểu

(Kiến Thức) - Bị ném đá vì có được danh hiệu "Hoa hậu giảng đường", nữ du học sinh 9X xứ Trung trở nên "nổi tiếng" theo cách chẳng ai ngờ tới. 

Nu hoc sinh bat ngo noi tieng mot cach kho hieu
Xuất hiện trên mạng với danh hiệu "Hoa hậu giảng đường", nữ du học sinh tên Lâm Giới Thập Anh tạo ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ "dìm hàng" cô gái này bằng những lời chê bai, đồn đại... nhưng chính điều này lại vô tình khiến tên tuổi Lâm Giới Thập Anh trở nên phổ biến hơn.

Nu hoc sinh bat ngo noi tieng mot cach kho hieu-Hinh-2
 Lâm Giới Thập Anh sinh năm 1995 tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Hiện cô gái này đang theo học tại trường Đại học California, Mỹ.

Tin mới