Tài sản ông chủ Hoà Phát, Masan tăng bao nhiêu...lại thành tỷ phú Forbes?

(Kiến Thức) - Nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của cổ phiếu từ đáy, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long và Chủ tịch Masan - Nguyễn Đăng Quang đã trở lại danh sách tỷ phú của Tạp chí Forbes.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 24/5 của Tạp chí Forbes, số lượng tỷ phú của Việt Nam đã tăng lên 6 người. Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan) và ông Trần Đình Long (Chủ tịch Hòa Phát) đã trở lại danh sách tỷ phú USD sau một thời gian vắng bóng bên cạnh 4 tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Hồ Hùng Anh.
Ông Nguyễn Đăng Quang và Trần Đình Long trở lại nhóm tỷ phú của Forbes khi giá cổ phiếu các doanh nghiệp của 2 doanh nhân này bứt phá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.
Tai san ong chu Hoa Phat, Masan tang bao nhieu...lai thanh ty phu Forbes?
 
Tai san ong chu Hoa Phat, Masan tang bao nhieu...lai thanh ty phu Forbes?-Hinh-2
 Ông Nguyễn Đăng Quang và Trần Đình Long trở lại danh sách tỷ phú của Forbes. Ảnh chụp màn hình.

Video: Các tỷ phú công nghệ. Nguồn: VTV24. 

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (22/5), cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đạt 27.250 đồng, tăng 68% so với mức đáy 16.200 đồng thiết lập hồi cuối tháng 3 vừa qua. Nhờ đó, giá trị tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cũng đã “hồi sinh” mạnh mẽ.
Tương tự, cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan Group giao dịch ở vùng 62.000 đồng, tăng 27% so với hồi cuối tháng 3. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group cũng đạt 1 tỷ USD.
Mặt khác, một cổ phiếu khác liên quan ông Quang là Techcombank cũng tăng 41% sau gần 2 tháng.
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang lần đầu trở thành tỷ phú USD vào tháng 3/2019.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 520 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 45% cổ phần Masan.
Ngoài ra, ông Quang còn sở hữu 9,4 triệu cổ phiếu Techcombank.
Trong khi đó, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long lọt vào danh sách tỷ phú thế giới vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, ông Long rơi khỏi nhóm những người sở hữu tài sản trên 1 tỷ USD.
Hiện tại, tỷ phú Trần Đình Long đang sở hữu trực tiếp 700 triệu cổ phiếu HPG. Bên cạnh đó, vợ và con trai của doanh nhân này còn nắm giữ hơn 240 triệu cổ phiếu Hòa Phát. Tổng cộng khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Long và gia đình hiện tại có giá trị khoảng 25.700 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD.

Trần Đình Long giàu chưa từng có, Lê Phước Vũ vận may gom tiền

Cổ phiếu ngành thép bất ngờ sôi động khiến túi tiền của ông Trần Đình Long và Lê Phước Vũ phình nở.

Sau 2 phiên trầm lắng, thanh khoản trên thị trường đã hồi phục trở lại, tuy chưa bằng những phiên sôi động các tuần trước nhưng cũng đã tăng vài chục phần trăm. Dòng tiền vẫn đang tìm đến các cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành và có triển vọng như ngành sắt thép, xây dựng, ngân hàng, chứng khoán.

Thu nhập khủng của tỷ phú USD Trần Đình Long

Với phương án trả thù lao cho HĐQT là 80 tỷ và thưởng cho ban điều hành 101 tỷ, cộng với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu 40%, dự kiến năm 2018 tỷ phú USD Trần Đình Long thu nhập khoảng 7.211 tỷ đồng.

Sáng nay, ngày 22/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018. Theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo Hoà Phát dự kiến trình thông qua kế hoạch trả thù lao cho HĐQT 80 tỷ đồng, tương đương 1% lợi nhuận sau thuế và thưởng 101 tỷ đồng (tương ứng 5% phần vượt kế hoạch lãi sau thuế) cho ban điều hành trong năm 2017. Với số lượng thành viên ban điều hành là 10 người, bình quân mỗi người nhận được 10 tỷ đồng trong năm 2018. Ngoài ra với 80 tỷ đồng thù lao cho 9 thành viên HĐQT, bình quân mỗi người nhận gần 8,9 tỷ đồng trong năm 2018. Như vậy, tỷ phú USD Trần Đình Long sẽ nhận được khoảng 18,9 tỷ đồng tiền thù lao và thưởng. Ngoài ra, tỷ phú Trần Đình Long hiện đang sở hữu 381,55 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,15% vốn điều lệ của Hoà Phát. Với phương án chi trả 30% cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhận thêm khoảng 114,46 triệu cổ phiếu HPG. Với giá chốt phiên ngày 21.3 của cổ phiếu HPG là 63.000 đồng/cổ phiếu, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long sẽ tăng thêm khoảng 7.211 tỷ đồng. Như vậy, tổng thu nhập dự kiến trong năm 2018 của tỷ phú USD Trần Đình Long khoảng 7.230 tỷ đồng.
Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT)

Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT) 
Với mức chi lương, thưởng lên tới 181 tỷ đồng (chưa kể lương cho ban điều hành), Hoà Phát là một trong những doanh nghiệp chi hậu hĩnh nhất cho các lãnh đạo. Việc trả thù lao tối đa 1% lãi sau thuế đối với HĐQT và thưởng tối đa 5% khoản lãi vượt kế hoạch đã được Hoà Phát duy trì trong ít nhất 10 năm qua; tuy nhiên bắt đầu gây sự chú ý lớn khi tập đoàn này tăng trưởng nhanh từ năm 2012 đến nay. Năm 2012, hội đồng quản trị Hoà Phát được trả thù lao 10,3 tỷ đồng, tăng nhanh chóng lên mức 80 tỷ đồng năm 2017. Mức thưởng đối với ban điều hành cũng tăng từ 16,6 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng năm 2016 và 101 tỷ đồng năm 2017. Tổng cộng các khoản này lên tới 675 tỷ đồng giai đoạn 6 năm vừa qua. Tại các ĐHĐCĐ thường niên, một vài ý kiến tỏ ra băn khoăn về khoản thu nhập khổng lồ của ban lãnh đạo Hoà Phát. Phản hồi, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong cuộc họp năm 2016 khẳng định, trên sàn chứng khoán hiếm có doanh nghiệp tốt như Hoà Phát, năm nào cũng tăng trưởng nhanh, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao cho cổ đông. Việc điều hành hiệu quả một doanh nghiệp lớn và chất lượng như vậy thể hiện năng lực và tinh thần trách nhiệm của ban lãnh đạo Tập đoàn, và họ xứng đáng nhận được mức thu nhập tương xứng. Giai đoạn 2012-2017, Hoà Phát ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh, với tổng tài sản tăng 2,8 lần lên 53.022 tỷ đồng, vốn cổ phần tăng gần gấp 4 lần lên mức 15.170 tỷ đồng. Doanh thu năm vừa qua ở mức 46.855 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cách đây 5 năm, lãi sau thuế theo đó vọt từ 1.031 tỷ đồng lên 8.015 tỷ đồng. Mức thu nhập của ban lãnh đạo Hoà Phát được đánh giá là "không có đối thủ" ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp có tiếng chịu chi như FPT hay Vinamilk cũng chỉ trả quanh mức 20 tỷ đồng cho HĐQT, hay PVGas là 13,5 tỷ đồng trong năm 2016. REE đã trả thù lao cho HĐQT và Bán Kiểm soát 2,98 tỷ đồng trong năm 2017 và dự kiến nâng con số này lên mức 5 tỷ đồng trong năm 2018.

Tin mới