Tại sao bạch tuộc ăn trứng và gặm tay của mình?

Nhiều con vật chết ngay sau khi sinh sản, còn bạch tuộc mẹ lại ăn trứng của mình khi sắp nở, sau đó lại tự cắn xé mình, ăn thịt cánh tay của mình…

Tại sao bạch tuộc ăn trứng và gặm tay của mình?

Tại sao bạch tuộc ăn trứng và gặm tay của mình? ảnh 1

Bạch tuộc hai đốm California có quầng mắt màu xanh ở hai bên.


Khi trứng của bạch tuộcgần nở, con mẹ sẽ ngừng ăn trứng của mình và có xu hướng tự hủy hoại bản thân như lao mình vào đá, tự cào xé da của mình, thậm chí ăn cánh tay mình.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những chất hóa học có thể kiểm soát sự điên cuồng này của bạch tuộc mẹ. Sau khi một con bạch tuộc đẻ trứng, con mẹ trải qua những thay đổi trong việc sản xuất và sử dụng cholesterol trong cơ thể, do đó làm tăng sản xuất hormone steroid - một sự thay đổi sinh hóa sẽ hủy diệt bạch tuộc mẹ.

Wang cho rằng, rất có thể, cái chết này để bảo vệ bạch tuộc con khỏi thế hệ cũ. Bởi lẽ, bạch tuộc là loài ăn thịt đồng loại và nếu những con bạch tuộc già bị mắc kẹt xung quanh, chúng có thể sẽ ăn thịt những con non.

Một nghiên cứu năm 1977 của nhà tâm lý học Jerome Wodinsky của Đại học Brandeis đã tìm thấy cơ chế đằng sau sự tự hủy hoại này nằm trong các tuyến thị giác, một tập hợp các tuyến gần mắt của bạch tuộc (giống với tuyến yên ở người). Wodinsky nhận thấy nếu các dây thần kinh đến tuyến thị giác bị cắt, bạch tuộc mẹ sẽ từ bỏ trứng của mình, bắt đầu ăn trứng và sống thêm từ 4 đến 6 tháng. Đó là một sự kéo dài tuổi thọ ấn tượng đối với những loài sinh vật chỉ sống được khoảng một năm.

Vào năm 2018, một phân tích di truyền của cùng một loài cho thấy, sau khi đẻ trứng, các gen trong các tuyến thị giác sản xuất ra các hormone steroid (một phần được xây dựng với các thành phần cholesterol) bắt đầu phát triển quá mức. Họ tập trung vào các steroid và các chất hóa học liên quan được tạo ra bởi các tuyến thị giác ở các con bạch tuộc hai đốm.

Những thay đổi nghiêm trọng

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ba sự thay đổi hóa học riêng biệt xảy ra vào khoảng thời gianbạch tuộcmẹ đẻ trứng. Đầu tiên là sự gia tăng Pregnenolone và progesterone, hai hormone liên quan đến sinh sản ở nhiều loài sinh vật.

Đáng ngạc nhiên hơn, những con bạch tuộc mẹ bắt đầu tạo ra mức độ cao hơn của một lượng cholesterol được gọi là 7-dehydrocholesterol, hoặc 7-DHC, hợp chất độc hại. Ở người, nếu người mẹ sản sinh nhiều hợp chất 7- DHC sẽ sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn di truyền Smith-Lemli-Opitz khiến đứa trẻ đó sẽ bị thiểu năng trí tuệ, gặp các vấn đề về hành vi và các bất thường về thể chất như ngón tay và ngón chân thừa, và hở hàm ếch.

Cuối cùng, các tuyến thị giác cũng bắt đầu sản xuất nhiều thành phần hơn cho axit mật, là axit do gan tạo ra ở người và các động vật khác. Bạch tuộc không có cùng loại axit mật như động vật có vú, nhưng chúng dường như tạo ra các khối cấu tạo cho các axit mật đó.

Wang cho biết, các thành phần axit mật rất quan trọng để kiểm soát tuổi thọ của các loài động vật không xương sống.

Những sinh vật “độc nhất vô nhị” dưới đáy đại dương

Từ cá ngựa hình cây, bạch tuộc “bánh rán”... đại dương của chúng ta còn chứa đựng rất nhiều loài sinh vật kỳ lạ, có một không hai khác.

Những sinh vật “độc nhất vô nhị” dưới đáy đại dương

Cá ngựa hình lá còn được biết đến với cái tên cá ngựa Glauert, thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. Hình dạng như tảo biển đang trôi nổi này giúp chúng dễ dàng ngụy trang.

Được đặt tên vì có hình dạng giống như một chiếc bút lông, bút biển thực ra được tạo thành từ các sinh vật đơn bào. Thường "thả neo" ở dưới đáy biển, một số loài bút biển có thể dài tới 2 mét.

Mực "bánh bao" Bobtail: Loài mực ông này sở hữu làn da trong mờ. Với vô số tế bào sắc tố tập trung trên da, chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể.

Bạch tuộc "bánh rán" thường sống dưới đáy biển sâu và thường săn các loài cá nhỏ hay sinh vật phù du.

Sên lưỡi hạc Flanimgo sống ở vùng biển Đại Tây Dương, Caribe. Loài sên này thường đánh lừa nhiều người đam mê sưu tầm vỏ ốc bởi vẻ bên ngoài chúng.

Cá vây chân Warty hay cá vây chân vương miện, sử dụng thân hình phát sáng của chúng để thu hút con mồi là các loài sâu biển hay các loài cá nhỏ.

Cá thái dương: Đây là loài cá có xương nặng nhất thế giới, với cá trưởng thành có thể nặng tới hơn 2 tấn.

Sứa tầm ma biển là có thể bơi lên bơi xuống 1.097 mét mỗi ngoài. Dù những chiếc vòi của chúng chỉ gây đau buốt (không gây tử vong) đối với con người, nhưng lại rất nguy hiểm với các loài động vật nhỏ.

Giun cây thông có hình dạng giống như cây giáng sinh. Loài giun biển này sống chủ yếu tại các vùng biển nhiệt đới, từ Caribbean tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài màu sắc sặc sỡ dễ nhận dạng, mỗi con giun còn sở hữu hai xúc tuhình lông vũ, trông giống như cây thông thật sự.

Sứa Hydromedusa có kích thước chỉ vài milimet, khiến chúng rất khó phát hiện.

Cá chài đầu bướu còn có tên là cá Napoleon, sống trong các rặng san hô ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Loài cá này có thể dài tới 1,8 mét và sống tới hơn 30 năm.

Cá dơi môi đỏlà sinh vật đặc hữu của quần đảo Galapagos thuộc Ecuador trên vùng biển Thái Bình Dương. Đôi môi như được tô son của loài cá này được tận dụng thu hút bạn tình hoặc con mồi.

Cá đuối Eastern Fiddler đặc trưng với phần hoa văn hình tam giác trên lưng phía sau mắt và hình dáng giống như cây đàn violon. Loài cá này thường sống ở vùng biển phía Nam Australia.

Hải quỳ bắt mồi có vũ khí săn mồi độc đáo là những xúc tu răng cưa có hình dạng như loài cây bắt ruồi Venus trên đất liền. Khi con mồi không may “dính” vào, các xúc tu này lập tức khép lại và tiêm chất độc giết chết con mồi.

Cá nóc thuộc bộ Tetraodontidae- nghĩa là "có bốn cái răng" trong tiếng Latin. Một đặc điểm khá lý thú của cá nóc là có khả năng phình ra như một trái bóng khi bị đe dọa hoặc tấn công.
 

Cách đẻ trứng cực thông minh của loài rắn đầy rẫy Việt Nam

Loài rắn ráo có một chiến lược sinh sản khá đặc biệt: Chúng thường đẻ trứng trong các tổ mối. Vì sao loài rắn này lại làm vậy?

Cách đẻ trứng cực thông minh của loài rắn đầy rẫy Việt Nam
Cach de trung cuc thong minh cua loai ran day ray Viet Nam
Rắn ráo (Ptyas korros) là một loài rắn rất thường gặp ở Việt Nam. Xung quanh loài rắn này có nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Cach de trung cuc thong minh cua loai ran day ray Viet Nam-Hinh-2
Đây là một loài rắn không có nọc độc, màu sắc khá đơn giản với phần bụng trắng và phần lưng màu nâu. Rắn trưởng thành dài khoảng 1,7 mét.

Bắt được con bạch tuộc như bước ra từ phim kinh dị

Chú bạch tuộc đến từ Hàn Quốc này lập tức được ghi tên vào sách kỷ lục. Trước đó, đã có 2 chú bạch tuộc với 85 và 96 xúc tu đã được phát hiện ở Nhật Bản.

Bắt được con bạch tuộc như bước ra từ phim kinh dị

Mới đây, một nhóm các ngư dân Hàn Quốc đã tóm được một con bạch tuộc với vẻ ngoài khác thường khi đang đi đánh bắt ngoài khơi.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, các ngư dân ở thành phố Sacheon, tỉnh Nam Gyeongsang đã tìm thấy con bạch tuộc này khi họ đang đánh cá ở biên giới huyện Goseong vào ngày 15/6.

Tin mới