Tại sao biên phòng Ukraine cấm nhà báo Nga nhập cảnh?

(Kiến Thức) - Một số phóng viên báo chí, truyền hình Nga trên đường tới các thành phố miền Đông Ukraine đã bị biên phòng nước này chặn lại.

Lính biên phòng của Ukraine đã ngăn 4 nhà báo Nga nhập cảnh vào Ukraine với lý do những người này không có đủ điều kiện tài chính.
Phóng viên Andrei Kolesnikov, phóng viên ảnh Dmitry Azarov đến tờ Kommersant đã bị buộc phải xuống khỏi đoàn tàu đang hướng đến Donetsk khi đoàn tàu này đến thành phố Kharkov gần biên giới với Nga. Sau đó, 2 phóng viên này đã bị buộc phải quay lại Belgorod ở Nga.
Phóng viên Kolesnikov đã làm việc cho tờ Kommersant kể từ năm 1996 và chuyên phụ trách đưa tin về các hoạt động của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Kolesnikov cũng cho biết, 2 nhà báo khác đến từ kênh truyền hình Rossia 2 cũng bị bắt phải quay lại Nga.
Lính biên phòng Ukraine.
 Lính biên phòng Ukraine.
"Ban đầu, lính biên phòng Ukraine ngăn không cho nhóm nhà báo nhập cảnh vào Ukraine do mục đích nhập cảnh không khớp cho dù các nhà báo vẫn chưa tuyên bố lý do nhập cảnh vào Ukraine", ông Kolesnikov cho hay. Lính biên phòng sau đó cho biết họ bị cấm nhập cảnh do lý do tài chính.
Vào tháng 12/2013, Ukraine thông qua điều luật cho biết người Nga cần tối thiểu 600 USD/ngày cho chuyến đi tới Ukraine và thêm 100 USD/ngày trong chuyến đi.
Tuy nhiên, ông Kolesnikov cho rằng, ông mang theo 1.400 USD cho 3 ngày ở Ukraine để tránh các vấn đề ở biên giới. Ngoài ra, người đồng nghiệp Azarov của ông cũng có 900 USD bên mình.
Ông Kolesnikov nói thêm rằng, các nhà báo từ kênh Rossia 2 còn bị đối xử bất lịch sự hơn khi bị lính biên giới Ukraine vu là điệp viên Lubyanka – ám chỉ cơ quan Tình báo Liên bang Nga (FSB) hiện đang có trụ sở chính tại Lubyanskaya Ploshchad ở Moscow.
"Lính biên phòng Ukraine sau đó còn xóa liên lạc trong điện thoại và dữ liệu trong máy tính của 2 phóng viên Rossia", ông Kolesnikov nói.

Hãng thông tấn RIA của Nga cũng đưa tin, phóng viên Andrei Malyshkin của hãng này cũng bị lực lượng biên phòng Ukraine cấm nhập cảnh vào nước này sau khi tìm thấy thẻ báo chí và các tài liệu khác của ông này.

Phóng viên Andrei Malyshkin đang trên đường đến thành phố Lugansk, thành phố phía đông của Ukraine đang diễn ra cuộc biểu tình quy mô lớn đòi quyền tự trị.

Theo lực lượng biên phòng Ukraine, ông Andrei Malyshkin bị cấm nhập cảnh Ukraine do không chứng minh được mục đích của chuyến thăm tới Ukraine.

Con trai lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phân trần vụ Crimea

(Kiến Thức) - Sergei Khruschev - con trai lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, nói cha mình không bao giờ có ý định tách Crimea khỏi Nga và Nga hiện tại sẽ không bao giờ trả vùng đất này.

Năm 1954, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã trao quyền kiểm soát Crimea cho nước Cộng hòa Ukraine (khi đó thuộc Liên Xô). Theo Sergei, đó đơn thuần chỉ là những lý do hợp lô-gic và mang tính biểu trưng. Bây giờ, ông đoán chắc rằng, người Nga sẽ không bao giờ trả bán đảo này lại cho Ukraine.
Bắt đầu di cư ra nước ngồi từ hồi năm 1991, ông Sergei (giờ là một công dân mang quốc tịch Mỹ) chia sẻ nhiều quan điểm như thể ông vẫn còn trong hàng ngũ chính quyền Nga. Ông nhìn nhận vụ lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych là một hành động tiếm quyền bất hợp pháp bằng vũ lực của chính quyền Kiev. Đó là những tâm sự của hậu duệ nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev chia sẻ với tờ The Daily Beast trước bài phát biểu đêm thứ 3 (1/4) ở Đại học Bryant.

Người dân Ukraine giúp gì cho quân đội lúc này?

(Kiến Thức) - Ngoài việc động viên tinh thần các binh sĩ hiện ở khu vực giáp biên giới với Nga, người dân Ukraine còn đóng góp những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống thường nhật.

Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.
Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.

Tin mới