Tại sao bom thông minh của Mỹ mất “trí khôn” ở chiến trường Ukraine?

Tại sao bom thông minh của Mỹ mất “trí khôn” ở chiến trường Ukraine?

Chuyên gia phương Tây thừa nhận, Nga đi trước tất cả trong việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử; điều đó được chứng minh ở chiến trường Ukraine, khi vũ khí thông minh của Mỹ “mất trí khôn”.

Xem toàn bộ ảnh
Mỹ đã mất đi ưu thế về năng lực  tác chiến điện tử (EW); các phương tiện phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây và chính Quân đội Mỹ cũng thừa nhận điều này. Năm 2023, Không quân Mỹ đã phải thành lập một đơn vị mới, đó là đơn vị EW Spectrum số 350.
Mỹ đã mất đi ưu thế về năng lực tác chiến điện tử (EW); các phương tiện phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây và chính Quân đội Mỹ cũng thừa nhận điều này. Năm 2023, Không quân Mỹ đã phải thành lập một đơn vị mới, đó là đơn vị EW Spectrum số 350.
Việc kiểm soát phổ điện từ (EM) rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại, vì nó được sử dụng để nhắm mục tiêu cho vũ khí, liên lạc, trinh sát cũng như nghe lén và làm gián đoạn liên lạc của đối phương. Đối với Quân đội Nga, điều này đã là vấn đề then chốt từ lâu, trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Việc kiểm soát phổ điện từ (EM) rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại, vì nó được sử dụng để nhắm mục tiêu cho vũ khí, liên lạc, trinh sát cũng như nghe lén và làm gián đoạn liên lạc của đối phương. Đối với Quân đội Nga, điều này đã là vấn đề then chốt từ lâu, trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Vô hiệu hóa các lợi thế kỹ thuật của phương Tây như gây nhiễu hệ thống liên lạc cũng như trong điều khiển vũ khí dẫn đường chính xác, UAV, liên lạc, định vị, cũng như trong không gian thông tin… chính là nhiệm vụ của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Vô hiệu hóa các lợi thế kỹ thuật của phương Tây như gây nhiễu hệ thống liên lạc cũng như trong điều khiển vũ khí dẫn đường chính xác, UAV, liên lạc, định vị, cũng như trong không gian thông tin… chính là nhiệm vụ của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Theo các chuyên gia phương Tây và Quân đội Ukraine, tác chiến điện tử của Nga đã đạt được thành công đặc biệt trong thời gian qua. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo điện tử “The Times of Israil” của Israel, một quan chức tình báo Ukraine gọi mối đe dọa của Nga là “khá nghiêm trọng”, khi nói đến việc chống lại tình báo và liên lạc giữa chỉ huy và quân đội.
Theo các chuyên gia phương Tây và Quân đội Ukraine, tác chiến điện tử của Nga đã đạt được thành công đặc biệt trong thời gian qua. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo điện tử “The Times of Israil” của Israel, một quan chức tình báo Ukraine gọi mối đe dọa của Nga là “khá nghiêm trọng”, khi nói đến việc chống lại tình báo và liên lạc giữa chỉ huy và quân đội.
Không quân Ukraine cho biết: “Họ gây nhiễu mọi thứ mà hệ thống của họ có thể tiếp cận; chưa thể khẳng định rằng họ thống trị, nhưng họ thực sự làm phiền chúng tôi”.
Không quân Ukraine cho biết: “Họ gây nhiễu mọi thứ mà hệ thống của họ có thể tiếp cận; chưa thể khẳng định rằng họ thống trị, nhưng họ thực sự làm phiền chúng tôi”.
Tác chiến điện tử của Nga sử dụng thành công tất cả các mặt chính của biện pháp đối phó điện tử, từ trinh sát phát hiện hệ thống điện tử của đối phương, chế áp và bảo vệ thiết bị điện tử của Nga, phát tín hiệu GPS giả để đánh lừa UAV và vũ khí dẫn đường của Ukraine.
Tác chiến điện tử của Nga sử dụng thành công tất cả các mặt chính của biện pháp đối phó điện tử, từ trinh sát phát hiện hệ thống điện tử của đối phương, chế áp và bảo vệ thiết bị điện tử của Nga, phát tín hiệu GPS giả để đánh lừa UAV và vũ khí dẫn đường của Ukraine.
Khi gây nhiễu, trạm EW sẽ tự động xác định dải tần mà thiết bị này hoặc thiết bị khác của địch hoạt động như radar phòng không, pháo binh, liên lạc vô tuyến hoặc di động và thiết bị gây nhiễu sẽ tự động bật để chặn một phần hoặc hoàn toàn tín hiệu.
Khi gây nhiễu, trạm EW sẽ tự động xác định dải tần mà thiết bị này hoặc thiết bị khác của địch hoạt động như radar phòng không, pháo binh, liên lạc vô tuyến hoặc di động và thiết bị gây nhiễu sẽ tự động bật để chặn một phần hoặc hoàn toàn tín hiệu.
Đây là những gì tờ EurAsia Times đưa tin, tiết lộ một số chi tiết về hoạt động tác chiến điện tử của Nga, có tham khảo báo cáo của tổ chức tư vấn quốc phòng Anh RUSI. Báo cáo của RUSI cho rằng, các hệ thống EW của Nga đánh chặn tới 330 chiếc UAV của Ukraine một ngày.
Đây là những gì tờ EurAsia Times đưa tin, tiết lộ một số chi tiết về hoạt động tác chiến điện tử của Nga, có tham khảo báo cáo của tổ chức tư vấn quốc phòng Anh RUSI. Báo cáo của RUSI cho rằng, các hệ thống EW của Nga đánh chặn tới 330 chiếc UAV của Ukraine một ngày.
RUSI cũng cho biết thêm, Quân đội Nga có nhiều hệ thống EW đa dạng để chống lại mọi thứ, từ UAV, thiết bị liên lạc, đến tín hiệu định vị vệ tinh và chính các vệ tinh. Báo cáo của RUSI đặc biệt ghi nhận hoạt động thành công của tổ hợp EW Rosehip-AERO của Nga.
RUSI cũng cho biết thêm, Quân đội Nga có nhiều hệ thống EW đa dạng để chống lại mọi thứ, từ UAV, thiết bị liên lạc, đến tín hiệu định vị vệ tinh và chính các vệ tinh. Báo cáo của RUSI đặc biệt ghi nhận hoạt động thành công của tổ hợp EW Rosehip-AERO của Nga.
“Rosehipnik-AERO” đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả vì nó có tín hiệu thấp và có thể khiến đối phương khó khăn trong việc ngăn chặn. Quân đội Nga cũng tiếp tục sử dụng rộng rãi công nghệ gây nhiễu dẫn đường trong các khu vực chiến đấu, cũng như phòng vệ điện tử”, RUSI viết.
“Rosehipnik-AERO” đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả vì nó có tín hiệu thấp và có thể khiến đối phương khó khăn trong việc ngăn chặn. Quân đội Nga cũng tiếp tục sử dụng rộng rãi công nghệ gây nhiễu dẫn đường trong các khu vực chiến đấu, cũng như phòng vệ điện tử”, RUSI viết.
RUSI cũng “điểm mặt” tổ hợp EW "Shipovnik-AERO" của Nga, được phát triển bởi “VNII Etalon" từ năm 2016. Tổ hợp này sẽ hack máy tính trên UAV trong một giây, sau đó nó chuyển quyền kiểm soát UAV cho phía Nga trong vài phút.
RUSI cũng “điểm mặt” tổ hợp EW "Shipovnik-AERO" của Nga, được phát triển bởi “VNII Etalon" từ năm 2016. Tổ hợp này sẽ hack máy tính trên UAV trong một giây, sau đó nó chuyển quyền kiểm soát UAV cho phía Nga trong vài phút.
Nga còn có những hệ thống EW có thể ngăn chặn tín hiệu phát đi từ các đài phát thanh và truyền hình, trạm chỉ huy liên lạc, đài vô tuyến và mô-đun của mạng di động và các mạng khác.
Nga còn có những hệ thống EW có thể ngăn chặn tín hiệu phát đi từ các đài phát thanh và truyền hình, trạm chỉ huy liên lạc, đài vô tuyến và mô-đun của mạng di động và các mạng khác.
Ngoài các hệ thống trên, theo trang web The EurAsian Times, Nga sử dụng đầy đủ các hệ thống tác chiến điện tử của mình tại chiến trường Ukraine, như “Krasukha-2”, “Krasukha-4”, RB-341 V “LEER-3”, R-330Zh “Zhitel”, “Murmansk-BN” và “Moscow-1” là những nền tảng tác chiến điện tử nổi tiếng nhất.
Ngoài các hệ thống trên, theo trang web The EurAsian Times, Nga sử dụng đầy đủ các hệ thống tác chiến điện tử của mình tại chiến trường Ukraine, như “Krasukha-2”, “Krasukha-4”, RB-341 V “LEER-3”, R-330Zh “Zhitel”, “Murmansk-BN” và “Moscow-1” là những nền tảng tác chiến điện tử nổi tiếng nhất.
Những thiết bị EW này của Nga có thể thực hiện việc ngăn chặn liên lạc vô tuyến và vệ tinh, ngăn chặn tín hiệu radar cũng như các tín hiệu dẫn đường vệ tinh thuộc nhiều tần số khác nhau; đồng thời đóng vai trò hỗ trợ điện tử và phòng vệ điện tử.
Những thiết bị EW này của Nga có thể thực hiện việc ngăn chặn liên lạc vô tuyến và vệ tinh, ngăn chặn tín hiệu radar cũng như các tín hiệu dẫn đường vệ tinh thuộc nhiều tần số khác nhau; đồng thời đóng vai trò hỗ trợ điện tử và phòng vệ điện tử.
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống tác chiến điện tử 14Ts227 Tobol đã làm gián đoạn quá trình đồng bộ hóa vệ tinh Starlink với các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine. RUSI viết, “20 năm sau, Quân đội Mỹ mới tăng cường khả năng tác chiến điện tử, trong khi Nga dẫn đầu về lĩnh vực này”.
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống tác chiến điện tử 14Ts227 Tobol đã làm gián đoạn quá trình đồng bộ hóa vệ tinh Starlink với các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine. RUSI viết, “20 năm sau, Quân đội Mỹ mới tăng cường khả năng tác chiến điện tử, trong khi Nga dẫn đầu về lĩnh vực này”.
Vào đầu năm 2023, Mỹ đã đã bắt đầu cung cấp bom thông minh JDAM, một vũ khí mà Mỹ đã rất thành công trong các cuộc chiến chống khủng bố. Thực chất, JDAM là những quả bom rơi tự do thông thường, được trang bị thêm bộ dẫn đường hiệu chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh GPS.
Vào đầu năm 2023, Mỹ đã đã bắt đầu cung cấp bom thông minh JDAM, một vũ khí mà Mỹ đã rất thành công trong các cuộc chiến chống khủng bố. Thực chất, JDAM là những quả bom rơi tự do thông thường, được trang bị thêm bộ dẫn đường hiệu chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh GPS.
Với thiết bị dẫn đường GPS, sẽ biến một quả bom thông thường trở thành một loại vũ khí dẫn đường trong mọi thời tiết. Lần đầu tiên, Không quân Ukraine sử dụng loại bom này gần Bakhmut. Tuy nhiên những lần sử dụng sau đã không thành công.
Với thiết bị dẫn đường GPS, sẽ biến một quả bom thông thường trở thành một loại vũ khí dẫn đường trong mọi thời tiết. Lần đầu tiên, Không quân Ukraine sử dụng loại bom này gần Bakhmut. Tuy nhiên những lần sử dụng sau đã không thành công.
Lý do là do việc can thiệp của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, những quả bom thông minh này của Mỹ đã không thể nhận được tín hiệu GPS, khiến nó bay không chính xác. Không chỉ bom JDAM, mà nhiều vũ khí dẫn đường khác của Ukraine sử dụng tín hiệu GPS cũng gặp trường hợp tương tự.
Lý do là do việc can thiệp của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, những quả bom thông minh này của Mỹ đã không thể nhận được tín hiệu GPS, khiến nó bay không chính xác. Không chỉ bom JDAM, mà nhiều vũ khí dẫn đường khác của Ukraine sử dụng tín hiệu GPS cũng gặp trường hợp tương tự.
Trong tài liệu của RUSI đã bày tỏ lo ngại của Mỹ về sự can thiệp EW của Nga, khiến một số đạn JDAM-ER trượt mục tiêu. Không có gì bí mật khi lực lượng mặt đất của Nga đã triển khai hàng chục hệ thống tác chiến điện tử tại chiến trường Ukraine và một số được thiết kế đặc biệt để gây nhiễu đường truyền GPS.
Trong tài liệu của RUSI đã bày tỏ lo ngại của Mỹ về sự can thiệp EW của Nga, khiến một số đạn JDAM-ER trượt mục tiêu. Không có gì bí mật khi lực lượng mặt đất của Nga đã triển khai hàng chục hệ thống tác chiến điện tử tại chiến trường Ukraine và một số được thiết kế đặc biệt để gây nhiễu đường truyền GPS.
Một ví dụ điển hình là hệ thống R-330Zh Zhitel được triển khai ở cấp chiến thuật. R-330Zh có thể phát hiện và tấn công các tín hiệu vô tuyến trong dải sóng từ 100 MHz đến 2 GHz. Trong khi đó, tín hiệu từ vệ tinh GPS của Mỹ sử dụng cho bom JDAM được truyền ở dải sóng từ 1,164 GHz đến 1,575 GHz.
Một ví dụ điển hình là hệ thống R-330Zh Zhitel được triển khai ở cấp chiến thuật. R-330Zh có thể phát hiện và tấn công các tín hiệu vô tuyến trong dải sóng từ 100 MHz đến 2 GHz. Trong khi đó, tín hiệu từ vệ tinh GPS của Mỹ sử dụng cho bom JDAM được truyền ở dải sóng từ 1,164 GHz đến 1,575 GHz.
Do vậy, tín hiệu GPS của bom JDAM trùng với vùng phủ sóng chế áp của hệ thống EW R-330Zh. Các tài liệu chính thức cho biết hệ thống này có bán kính gây nhiễu lên tới 30 km và có thể liên tục gây nhiễu trong thời gian 24/24, trong tất cả các điều kiện thời tiết.
Do vậy, tín hiệu GPS của bom JDAM trùng với vùng phủ sóng chế áp của hệ thống EW R-330Zh. Các tài liệu chính thức cho biết hệ thống này có bán kính gây nhiễu lên tới 30 km và có thể liên tục gây nhiễu trong thời gian 24/24, trong tất cả các điều kiện thời tiết.
Cuộc chiến EW được ví như “mèo vờn chuột”; Mỹ, NATO và Ukraine đang nỗ lực để khắc phục những lỗ hổng của các phần mềm, thiết bị điện tử trong các hệ thống vũ khí của họ và phía bên kia, Nga cũng không ngừng nỗ lực phát triển các phương thức chế áp mới. Đó thực sự là một cuộc chiến gay cấn và không hồi kết.
Cuộc chiến EW được ví như “mèo vờn chuột”; Mỹ, NATO và Ukraine đang nỗ lực để khắc phục những lỗ hổng của các phần mềm, thiết bị điện tử trong các hệ thống vũ khí của họ và phía bên kia, Nga cũng không ngừng nỗ lực phát triển các phương thức chế áp mới. Đó thực sự là một cuộc chiến gay cấn và không hồi kết.

GALLERY MỚI NHẤT