Tại sao các Hoàng đế Trung Hoa thường trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột

Trong lịch sử Trung Hoa, đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu) để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột.

Có hàng trăm vị Hoàng đế đã lần lượt gây dựng nên lịch sử phong kiến hơn 2 nghìn năm tại Trung Quốc. Và đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu), nhất là những vị Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ tuổi, họ thường sử dụng cậu ruột để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột (thúc thúc). Rốt cuộc là vì sao?

Nguyên nhân thứ 1, dựa trên mối quan hệ lợi ích. Trong dân gian Trung Quốc có một câu nói như thế này: "Cữu cữu thân thiết hơn thúc thúc", đó là bởi vì cữu cữu và ngoại sanh (cháu trai họ ngoại) chỉ có quan hệ tình thân, rất ít khi có xung đột lợi ích. Thông qua nhiều sự kiện lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ, thúc thúc nguy hiểm hơn cữu cữu. 

Tai sao cac Hoang de Trung Hoa thuong trong dung cau ruot hon chu ruot

Nguyên nhân thứ 2, ngoại thích có sự ràng buộc lớn hơn về địa vị quyền lợi. Nếu địa vị của Hoàng đế được ổn định, có thể quyền lực của ngoại thích sẽ tăng lên. Trong các cuộc tranh đấu hậu cung, các vị hậu phi sẽ dựa vào ngoại thích, sẽ đặt niềm tin vào anh em ruột của họ và niềm tin này sẽ dần dần chuyển giao cho các Thái tử, những người về sau sẽ trở thành Hoàng đế. Mỗi một vị Hoàng đế mới lên ngôi, các thế lực ngoại thích đứng sau Thái hậu sẽ có đóng góp đến thực quyền của Hoàng đế đó.

Nguyên nhân cuối cùng cũng rất quan trọng, thúc thúc của Hoàng đế mang trong mình dòng máu Hoàng tộc. Trong xã hội quân chủ Trung Hoa luôn xem trọng sự chính thống. Nếu cữu cữu của Hoàng đế cướp ngôi của cháu, đại đa số người dân sẽ phản đối. 

Tuy nhiên, nếu thúc thúc của Hoàng đế cướp ngôi báu lại là một vấn đề khác, sự phản đối sẽ ít đi và trong trường hợp Hoàng đế không phải là 1 minh quân thì sự phản đối sẽ càng ít hơn nữa. 

Từ những ý trên có thể lý giải được lý do tại sao Hoàng đế Trung Hoa thích trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột. Rốt cuộc thì giữ một kẻ nguy hiểm bên mình thì làm sao sống yên vui được chứ?

Những bí ẩn đằng sau long bào của Hoàng đế Trung Hoa

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa có câu: “Sau khi khoác lên mình chiếc áo long bào thì ngay tức khắc, vị hoàng đế đã khoác lên mình sứ mệnh giữ gìn giang sơn xã tắc.” Những chiếc áo long bào cuối triều đại Thanh đều đúng với câu ngạn ngữ này.

Y phục được xem là một biểu tượng đặc trưng cho từng triều đại khác nhau và hơn thế còn thể hiện vị thế của một người trong xã hội. Điển hình như màu áo vàng phối cùng lông của cáo đen sẽ dành cho các vị quan và các thành viên của gia đình hoàng tộc.

Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần "gắt" hơn cả thi Hoa hậu

Nếu như Hoàng hậu là một ngoại lệ duy nhất, thường có xuất thân cao quý, thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt thì phi tần được chọn từ nguồn mở rộng, không quan trọng xuất thân sang hèn.

Trong sáng như hoa sen, tự nhiên không chải chuốt

Bị người thân hại, vị hoàng đế Trung Hoa tham vọng chết trong cay đắng

Đây chính là vị hoàng đến Triều Minh nối nghiệp Chu Nguyên Chương mà cho đến nay vẫn không ai dám chắc thời điểm qua đời.

Lịch sử các triều đại Trung Hoa từng ghi lại có một Hoàng đế Trung Quốc, vào đời nhà Minh, thậm chí cho tới tận ngày nay, các sử gia cũng không thể xác định ông qua đời vào thời điểm nào và chết như thế nào.

Tin mới