Tại sao cần phải đo huyết áp khi tiêm vắc xin?

Có ý kiến cho rằng việc đo huyết áp làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêm chủng, khi nhiều người không thể tiêm vắc xin do hồi hộp dẫn tới huyết áp tăng cao chứ không phải có bệnh huyết áp

Đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin
Một số người phản ánh dù không bị huyết áp cao nhưng khi đi tiêm vắc xin, đo huyết áp lại tăng cao, họ không tiêm được phải ra về.
Khám sàng lọc trước tiêm vắc xin có cần thiết đo huyết áp không? Việc đo huyết áp làm chậm tốc độ tiêm vắc xin?
BS Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng việc đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin thực ra không có giá trị nhiều. Theo BS Khanh khi tiêm vắc xin vào nó không làm tăng huyết áp của người tiêm lên.
Điều quan trọng nhất đó là người nào có tiền sử tăng huyết áp thì sau tiêm khuyến cáo người bệnh nên tự đo huyết áp tại nhà 4 – 6h một lần để theo dõi huyết áp. BS Khanh cho rằng thủ tục đo huyết áp cũng khiến nhiều người không thể tiêm vắc xin. Điều này cũng ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch Covid-19, những người tăng huyết áp luôn được ưu tiêm tiêm bởi vì họ là nhóm nguy cơ nặng nếu mắc thêm Covid-19.
Trong khi đó, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices, ACIP) bao gồm các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng, đưa ra các khuyến cáo về sử dụng vắc xin. Dựa trên cơ sở này, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra các hướng dẫn về thực hành tiêm chủng vắc xin cho người dân Hòa Kỳ.
ACIP không khuyến cáo đo sinh hiệu thường quy trước khi tiêm vắc xin. Thêm vào những bước này có thể tạo ra rào cản cho việc chủng ngừa. Vì vậy, tại Hoa Kỳ tiêm vắc xin mà không cần đo huyết áp trước và sau tiêm.
Và tăng huyết áp không nằm trong danh sách chống chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19.
Tuy nhiên, một số ít người có thể bị tăng huyết áp thoáng qua do họ quá lo lắng căng thẳng, tăng huyết áp áo choàng trắng, sợ kim tiêm hoặc đau vết tiêm.
Tai sao can phai do huyet ap khi tiem vac xin?
Không thể bỏ
Một bác sĩ tham gia tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM cũng chia sẻ thực tế thì các dữ liệu của Mỹ không cần đo huyết áp, thậm chí ở nước ngoài họ tiêm trên xe lưu động cho bất cứ ai muốn tiêm chỉ cần khai báo y tế, sàng lọc tiền sử bệnh và không đo huyết áp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vắc xin Covid-19 còn mới, áp lực của 1 bác sĩ tại điểm tiêm cũng rất lớn. Nếu huyết áp của người tiêm cao, sau tiêm nếu có bất trắc xảy ra thì trách nhiệm, dư luận và thực tế tiêm để phòng bệnh cứu người lại thành hậu quả sẽ rất đáng tiếc.

Theo TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, ông nhận được nhiều ý kiến về việc đo huyết áp khi tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng ở Mỹ hay một số nước họ không đo huyết áp trước khi tiêm. Việc đo huyết áp làm chậm tốc độ tiêm chủng vắc xin. Thủ tục này không mất nhiều thời gian có thể làm song song với khai thác tiền sử.

Ví dụ, 1 người khai thác tiền sử, 1 người đo huyết áp và khai thác chỉ mất 2 phút là sàng lọc xong.

BS Thái cho rằng ở các nước không đo huyết áp trước khi tiêm có số ca tử vong sau tiêm chủng cao hơn. Ví dụ có quốc gia tiêm 3 triệu liều thì số ca tử vong sau tiêm vắc xin lên tới 19 người.

Việc đo huyết áp cũng “làm chắc chắn” quá trình sàng lọc hơn. Bởi vì thực tế tại điểm tiêm có bệnh nhân huyết áp lên tới 180 – 200 mmhg nhưng không có dấu hiệu gì của tăng huyết áp. Vì vậy, trường hợp này cần hướng dẫn hạ áp thay vì không biết vẫn tiêm.

TS Thái cho biết, theo hướng dẫn mới nhất ngày 10/8 của Bộ Y tế, đối với việc đo huyết áp trước khi tiêm chủng. Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế) thuộc các đối tượng thận trọng khi tiêm chủng. Các đối tượng này có thể tiêm ở các cơ sở y tế, các bệnh viện, không tiêm ở cộng đồng.

Theo TS Thái, khi bác sĩ chịu trách nhiệm đóng dấu 'đủ điều kiện tiêm vắc xin' cho ai đó, họ chịu áp lực rất lớn, nên không thể bỏ việc đo huyết áp trước khi tiêm.

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca

(Kiến Thức) - Dù nhiều nước trên thế giới đang tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Các ca phản ứng phụ sau tiêm chủng ở nước ta đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, có thêm 4.260 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/3. Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho thấy, đã ghi nhận thêm các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… tương tự triệu chứng thông thường như thông báo của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca
Sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam. 
Như vậy, sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hoà Bình và Khánh Hoà.
Đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Các thông điệp tư vấn và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm của loại vắc xin mới này được các cán bộ y tế truyền tải cho từng người đi tiêm chủng. Vì vậy, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được người đi tiêm chủng thông báo ngay cho các cơ sở y tế để ngành y tế kịp thời xử lý theo đúng quy định, giúp những trường hợp có phản vệ độ 2 và 3 sớm ổn định sức khoẻ.
Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.
Trước khi đưa vắc xin vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca-Hinh-2
Nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Về điểm tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Hà Nội cần bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, hỗ trợ lực lượng y tế để các bác sĩ tập trung vào chuyên môn.

Hà Nội cần “chi viện” lực lượng giữ trật tự điểm tiêm vắc xin COVID-19 để bác sĩ tập trung làm chuyên môn, chống dịch

“Hà Nội phải nâng cao vai trò trong chống dịch, chú trọng hơn nữa việc chống dịch ngay tại các điểm tiêm vắc xin COVID-19”, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhãn học Việt Nam, phải tăng cường các điều kiện hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin COVID-19, bởi sắp tới Hà Nội sẽ tăng các điểm tiêm chủng.

“Sự việc diễn ra tại Bệnh viện E - Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm. Chủ trương thay đổi về mặt tiếp cận chống dịch đã mới hơn, trong thời điểm này chống dịch COVID-19 là số 1. Hà Nội phải đẩy chống dịch lên hàng đầu, trong đó phải quan tâm đến các điểm tiêm vắc xin. Do vậy phải bố trí cả lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, cơ sở và các điều kiện để tiến hành tiêm dịch cùng với đội ngũ cơ sở y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.

Tin mới