Tại sao chiến đấu cơ cánh ngược chưa thành công?

(Kiến Thức) - Từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ hàng không song chưa một mẫu  thiết kế chiến đấu cơ cánh ngược nào thành công.

Tại sao chiến đấu cơ cánh ngược chưa thành công?
Hiện nay trên thế giới, các thiết kế máy bay nói chung và chiến đấu cơ nói riêng đều thiết kế theo kiểu cánh xuôi truyền thống (xuôi về phía sau). Bên cạnh đó cũng có một số thiết kế cánh ngược mà điển hình là tiêm kích thử nghiệm Sukhoi Su-47 Berkut của Nga.
So với kiểu cánh truyền thống, thiết kế cánh ngược về phía trước mang lại rất nhiều lợi thế về lực nâng của máy bay, khả năng cơ động cao, duy trì góc tấn lớn ở tốc độ rất thấp, quãng đường cất hạ cánh ngắn hơn. Thiết kế này từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ hàng không.
Tuy nhiên, chưa một mẫu máy bay cánh ngược nào được đi vào phục vụ như một máy bay chiến đấu thực thụ, tất cả chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm công nghệ cho dù khái niệm này đã ra đời được 77 năm. Vậy đâu là vấn đề?
Cuộc cách mạng công nghệ chưa đột phá
Khái niệm về thiết kế cánh máy bay ngược về phía trước thay vì xuôi về phía sau như tiêu chuẩn được phát triển bởi một nhóm kỹ sư hàng không của Đức vào năm 1936, một năm có nhiều sự kiện đáng nhớ đối với ngành công nghiệp hàng không.
Nhóm thiết kế nhận ra rằng, kiểu thiết kế cánh ngược này có rất nhiều ưu điểm, lực nâng của máy bay lớn hơn, máy bay ổn định và ít chòng chành hơn so với thiết kế tiêu chuẩn, quãng đường cất hạ cánh ngắn hơn rất nhiều, đặc biệt là máy bay có khả năng cơ động rất cao.
Thiết kế máy bay chiến đấu cánh ngược đầu tiên trên thế giới, Junkers Ju 287.
Thiết kế máy bay chiến đấu cánh ngược đầu tiên trên thế giới, Junkers Ju 287.
Đến năm 1944, nhà thiết kế Philipp von Doepp biến ý tưởng thành hiện thực, mẫu thử nghiệm Junkers Ju 287 trở thành chiếc máy bay có thiết kế cánh ngược đầu tiên trên thế giới. Ju-287 được dự định phát triển thành một máy bay ném bom cho Không quân Đức.
Thiết kế cánh ngược sẽ giúp máy bay ném bom hiệu quả hơn tại độ cao thấp nơi mà các thiết kế tiêu chuẩn lúc đó gặp rất nhiều khó khăn.
Có 2 mẫu thử nghiệm Ju-287 đã được phát triển thành công, tuy nhiên, dự án đầy tham vọng này nhanh chóng kết thúc khi Đức quốc xã bị đánh bại. Toàn bộ bản vẽ, tài liệu kỹ thuật cùng 2 mẫu thử nghiệm đã rơi vào tay Liên Xô khi họ tiến vào Berlin.
Mẫu thử nghiệm cánh ngược đầu tiên của Liên Xô, OKB-1 140. Không lạ khi thiết kế của nó có hình dáng gần giống Ju 287.
 Mẫu thử nghiệm cánh ngược đầu tiên của Liên Xô, OKB-1 140. Không lạ khi thiết kế của nó có hình dáng gần giống Ju 287.
Dựa trên bản vẽ và mẫu thử nghiệm của Đức năm 1948 Liên Xô cho ra đời chiếc máy bay cánh ngược đầu tiên của mình mang tên OKB-1 140. Nó được thiết kế với vai trò máy bay trinh sát ném bom, 2 mẫu thử nghiệm đã được sản xuất nhưng chương trình đã nhanh chóng bị “khai tử” vào năm 1950.
Từ đó những thiết kế cánh ngược nhanh chóng rơi vào quên lãng để nhường chỗ cho những thiết kế tiêu chuẩn. Hai mươi năm sau thất bại của Liên Xô, Mỹ mới bắt đầu thử sức mình với thiết kế cánh ngược, Hãng General Dynamics đã chế tạo một chiếc F-16 có cánh ngược được đặt tên là F-16 SFW.
Tuy nhiên, số phận của F-16SFW cũng nhanh chóng “chết yểu” khi các kỹ sư nhận thấy việc chế tạo cánh ngược là quá phức tạp và tốn nhiều thời gian và chi phí. Đến năm 1981 công ty Grumman quyết định thử sức mình với thiết kế đầy thách thức này. Mẫu thử nghiệm cánh ngược X-29 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/12/1984.
Mẫu thử nghiệm cánh ngược của Mỹ, F-16SFW.
Mẫu thử nghiệm cánh ngược của Mỹ, F-16SFW.
X-29 được phát triển trên bộ khung và ý tưởng của F-16SFW, nó được bổ sung thêm cánh mũi để tăng độ ổn định và khả năng cơ động. Hai mẫu thử nghiệm đã được chế tạo, X-29 đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng, nó là máy bay cánh ngược đầu tiên trên thế giới có thể bay ở tốc độ siêu âm, khả năng duy trì góc tấn lớn ở tốc độ thấp rất cao.
Dù vậy, Grumman cũng nhanh chóng phải “đầu hàng” với thiết kế cánh ngược này, mặc dù được đánh giá rất cao X-29 vẫn không đạt được sự tin cậy cần thiết để đưa vào sản xuất loạt trong khi chi phí khá cao.
Mẫu thử nghiệm đầy tiềm năng nhưng vẫn "chết yểu" X-29.
 Mẫu thử nghiệm đầy tiềm năng nhưng vẫn "chết yểu" X-29.
Mẫu thử nghiệm mới nhất trong thiết kế cánh ngược là Su-47 Berkut( Đại bàng vàng) do Công ty Sukhoi của Nga chế tạo. Dường như người Nga vẫn chưa muốn từ bỏ những tiềm năng to lớn của thiết kế cánh ngược này. Những tiến bộ về vật liệu mới composite đã làm cho tính khả thi của thiết kế cánh ngược trở nên rõ ràng hơn.
Su-47 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/9/1997, máy bay đã thể hiện những màn nhào lộn tuyệt vời khiến nhiều người kỳ vọng dự án này sẽ đi vào phục vụ trong Quân đội Nga và chấm dứt số phận hẩm hiu của các thiết kế cánh ngược trước đó.
Các rầm cánh của Su-47 sử dụng tới 90% vật liệu composite để tăng đồ bền cơ học cho máy bay. Các chuyến bay thử nghiệm cho thấy Su-47 đã đạt tốc độ tối đa 1.717km/h, một kết quả rất ấn tượng.
Mặc dù các kết quả thử nghiệm khả thi là vậy nhưng đến nay số phận của chương trình này vẫn không rõ ràng. Su-47 có được tiếp tục phát triển hay chỉ dừng lại ở thử nghiệm công nghệ như các mẫu trước đó vẫn là một ẩn số.
Lợi không bằng hại
Đối với các máy bay có thiết kế cánh tiêu chuẩn xuôi về phía sau luồng không khí đi qua thân máy bay và dạt ra ngoài theo chiều xuôi của cánh. Điều này khiến lực nâng bị giảm đi, máy bay mất ổn định hơn, nó đòi hỏi diện tích cánh phải lớn để tăng lực nâng. Quãng đường cất hạ cánh dài hơn, tải trọng của máy bay kém hơn, khả năng duy trì góc tấn ở tốc độ thấp gần như không có hoặc rất khó khăn.
Mẫu thử nghiệm công nghệ Sukhoi Su-47.
Mẫu thử nghiệm công nghệ Sukhoi Su-47.
Trong khi đó thiết kế cánh ngược về phía trước khiến luồng không khí đi qua thân máy bay và hướng vào bên trong theo chiều xuôi của cánh. Thiết kế này khắc phục hầu hết các nhược điểm nói trên của thiết kế cánh xuôi.
Không may thay, việc luồng không khí hướng vào bên trong tạo ra mô men xoắn rất lớn tại góc chữ V giữa cánh và thân máy bay. Mô men xoắn này tạo ra lực đủ lớn để bẻ gãy cánh của máy bay khi bay ở tốc độ cao. Đây chính là lý do tại sao không một thiết kế cánh ngược nào được đưa vào sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước trên thế giới.
Mặc dù sự ra đời của vật liệu composite với độ bền cơ học cao hơn rất nhiều lần so với các vật liệu chế tạo máy bay truyền thống nhưng vẫn không hoàn toàn loại bỏ được các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra nứt hoặc gãy cánh khi bay ở tốc độ cao.
Mặt khác, thiết kế cánh ngược đòi hỏi kết cấu khung máy bay phải rất vững chắc để chịu được lực kéo của cánh máy bay, điều này khiến chi phí của máy bay tăng lên rất nhiều lần.
Ví dụ, thiết kế Su-47 của Nga phải sử dụng tới 90% vật liệu composite ở các rầm cánh để tăng độ bền cơ học trong khi các máy bay khác nhiều lắm cũng chỉ sử dụng khoảng 30% vật liệu composite.
“Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn” thiết kế cánh ngược mãi vẫn là một ý tưởng nằm trên các bản vẽ và các mẫu thử nghiệm khi mà những cái lợi của nó không bù đắp được những cái hại mà thiết kế này tạo ra.

Khám phá “đại bàng vàng” cánh ngược Su-47

Khám phá “đại bàng vàng” cánh ngược Su-47
Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) nghiên cứu, phát triển, tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ mới của Không quân Nga.
Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) nghiên cứu, phát triển, tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ mới của Không quân Nga. 

Ngày 25/9/1997, tiêm kích siêu âm Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) cất cánh thành công lần đầu. Chiếc máy bay được giới quân sự đặc biệt quan tâm một phần vì kiểu dáng cánh máy bay có những điểm khác biệt lớn so với máy bay chiến đấu truyền thống.
 Ngày 25/9/1997, tiêm kích siêu âm Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) cất cánh thành công lần đầu. Chiếc máy bay được giới quân sự đặc biệt quan tâm một phần vì kiểu dáng cánh máy bay có những điểm khác biệt lớn so với máy bay chiến đấu truyền thống.

Kiểu cánh ngược của Su-47 có một số ưu điểm nhất định như: tỷ lệ nâng trên lực cản lớn; khả năng thao diễn cao trong những trận đánh hỗn loạn, tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu thanh; tăng khả năng chống chòng chành và các đặc điểm chống xoay tròn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn; tốc độ bay tối thiểu thấp và khoảng cách cất, hạ cánh ngắn.
 Kiểu cánh ngược của Su-47 có một số ưu điểm nhất định như: tỷ lệ nâng trên lực cản lớn; khả năng thao diễn cao trong những trận đánh hỗn loạn, tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu thanh; tăng khả năng chống chòng chành và các đặc điểm chống xoay tròn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn; tốc độ bay tối thiểu thấp và khoảng cách cất, hạ cánh ngắn. 

Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng có nhược điểm là tạo ra lực quay mạnh có thể làm gãy cánh, nhất là khi bay tốc độ cao. Chính vì thế, ban đầu máy bay không bị được phép vượt quá tốc độ Mach 1,6.
 Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng có nhược điểm là tạo ra lực quay mạnh có thể làm gãy cánh, nhất là khi bay tốc độ cao. Chính vì thế, ban đầu máy bay không bị được phép vượt quá tốc độ Mach 1,6. 

Ngoài cánh ngược, Su-47 thiết kế với cặp cánh mũi để tăng khả năng cơ động nhưng vẫn duy trì cánh lái ở đuôi.
 Ngoài cánh ngược, Su-47 thiết kế với cặp cánh mũi để tăng khả năng cơ động nhưng vẫn duy trì cánh lái ở đuôi. 

Su-47 có chiều dài 22,6m, sải cánh 16,7m, cao 6,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được chế tạo với các vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế khoang vũ khí trong thân biến nó thành tiêm kích tàng hình.
 Su-47 có chiều dài 22,6m, sải cánh 16,7m, cao 6,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được chế tạo với các vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế khoang vũ khí trong thân biến nó thành tiêm kích tàng hình. 

Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực đẩy Lyulka AL-37FU cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km, trần bay 18.000m.
 Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực đẩy Lyulka AL-37FU cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km, trần bay 18.000m. 

Su-47 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, chống radar, bom hàng không có điều khiển.
 Su-47 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, chống radar, bom hàng không có điều khiển. 

Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn tuy nhiên rốt cuộc Quân đội Nga đã không “đoái hoài” tới Su-47 Berkut. Hiện nó đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm hơn là phát triển để đưa vào hoạt động.
 Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn tuy nhiên rốt cuộc Quân đội Nga đã không “đoái hoài” tới Su-47 Berkut. Hiện nó đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm hơn là phát triển để đưa vào hoạt động. 

“Hung thần đáng sợ” AC-130 của Không quân Mỹ

“Hung thần đáng sợ” AC-130 của Không quân Mỹ
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.

Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.

AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.
AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.

Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.
Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.

Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.
Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.

Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.
Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.

Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.
Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.

Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.
 Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.

AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.
AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.

Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.
Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.

Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.
Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.

Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.
Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.

Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.
Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.

AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.
AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.

Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.
Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.

Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.
Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.

“Xe tăng bay” Su-34 của Nga

“Xe tăng bay” Su-34 của Nga
Nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân cường kích, giữa những năm 1990, Nga đã phát triển máy bay cường kích hạng nặng Sukhoi Su-34 từ nền tảng Su-27.
Nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân cường kích, giữa những năm 1990, Nga đã phát triển máy bay cường kích hạng nặng Sukhoi Su-34 từ nền tảng Su-27.

Su-34 được thiết kế chủ yếu nhằm thay thế cho máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 đã lỗi thời.
Su-34 được thiết kế chủ yếu nhằm thay thế cho máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 đã lỗi thời.

Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990.
 Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990.

Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27/Sukhoi Su-30.
 Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27/Sukhoi Su-30.

Tuy nhiên, phần đầu của Su-34 như "đầu vịt", được mở rộng nhằm tạo chỗ ngồi song song cho 2 phi công. Ngoài ra, phần đầu được thiết kế thêm cánh mũi để tăng thêm sự ổn định và tính linh hoạt trong khi bay và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.
Tuy nhiên, phần đầu của Su-34 như "đầu vịt", được mở rộng nhằm tạo chỗ ngồi song song cho 2 phi công. Ngoài ra, phần đầu được thiết kế thêm cánh mũi để tăng thêm sự ổn định và tính linh hoạt trong khi bay và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.

Su-34 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển (bao gồm cả các mục tiêu nhỏ và di động). Su-34 có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc một mình ở cả ngày và đêm dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Su-34 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển (bao gồm cả các mục tiêu nhỏ và di động). Su-34 có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc một mình ở cả ngày và đêm dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

"Xe tăng bay" của Không quân Nga sử dụng động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN mỗi chiếc.
"Xe tăng bay" của Không quân Nga sử dụng động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN mỗi chiếc.

Su-34 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 ở trần bay cao và Mach 1,14 ở trần bay thấp. Tầm bay chiến đấu hơn 1.000km.
Su-34 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 ở trần bay cao và Mach 1,14 ở trần bay thấp. Tầm bay chiến đấu hơn 1.000km.

Su-34 có buồng lái hiện đại, bao gồm màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT, hệ thống điện tử dựa trên mẫu radar quét mảng điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.
Su-34 có buồng lái hiện đại, bao gồm màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT, hệ thống điện tử dựa trên mẫu radar quét mảng điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.

Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra là buồng lái lớn dành cho 2 phi công. Theo nhà sản xuất, buồng lái còn thiết kế gồm cả không gian cho bếp, nhà vệ sinh.
 Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra là buồng lái lớn dành cho 2 phi công. Theo nhà sản xuất, buồng lái còn thiết kế gồm cả không gian cho bếp, nhà vệ sinh.

Su-34 có 12 giá treo vũ khí mang được tới 8.000 kg vũ khí.
Su-34 có 12 giá treo vũ khí mang được tới 8.000 kg vũ khí.

Su-34 được trang bị pháo 30 mm GSh-30-1 giống như Su-27/Su-30.
 Su-34 được trang bị pháo 30 mm GSh-30-1 giống như Su-27/Su-30.

Ngoài ra, nó còn được trang bị các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu gồm tên lửa dẫn đường chống hạm Kh-59 Ovod, tên lửa không đối đất Kh-29 và Kh-31, tên lửa chống tàu Kh-35 Uran và Kh-41 Moskit.
Ngoài ra, nó còn được trang bị các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu gồm tên lửa dẫn đường chống hạm Kh-59 Ovod, tên lửa không đối đất Kh-29 và Kh-31, tên lửa chống tàu Kh-35 Uran và Kh-41 Moskit.

Hai giá treo ở đầu cánh Su-34 được sử dụng để mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer) để tự phòng vệ khi cần.
Hai giá treo ở đầu cánh Su-34 được sử dụng để mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer) để tự phòng vệ khi cần.

Su-34 có thể mang theo nhiều loại bom gồm cả bom thông thường và bom có điều khiển.
Su-34 có thể mang theo nhiều loại bom gồm cả bom thông thường và bom có điều khiển.

Hiện Không quân Nga sở hữu 25 chiếc Su-34. Trong tương lai, số lượng này sẽ còn tăng thêm nữa để thay toàn bộ Su-24.
 Hiện Không quân Nga sở hữu 25 chiếc Su-34. Trong tương lai, số lượng này sẽ còn tăng thêm nữa để thay toàn bộ Su-24.

Tin mới