Tại sao có cách gọi "đưa ma"?

(Kiến Thức) - Tại sao có cách gọi "đám ma", "đưa ma"? Chữ "ma" ở đây có nghĩa gì?

Hỏi: Thường thì người ta hay gọi việc tổ chức cho người chết là đám tang, nhưng có lúc lại được gọi là đám ma, đưa ma? Tại sao lại có cách gọi như vậy? Chữ "ma" ở đây có nghĩa gì?- Trương Thuần Hưng (Gia Lâm, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và ứng dụng, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM: Văn hóa học quan niệm ma là linh hồn của người sau khi chết. Sau khi chết thì người ta phân loại linh hồn ra thành các giá trị thánh, thần, ma, quỷ. Tất cả những người chết bình thường thì sẽ thành ma. Bởi thế mà người ta còn gọi đám tang là đám ma. 
Việc có ma hay không là do quan niệm của mỗi người, mỗi nền văn hóa. Khoa học và tầm hiểu biết của con người chưa thể chứng minh được bằng các bằng chứng thực nghiệm cụ thể rằng có ma hay không. Ngay cả các hiện tượng như thần đồng, giác quan thứ sáu, báo mộng... cũng đều là những trải nghiệm cá nhân không mang tính thực nghiệm khoa học. 
Con người sống trong cộng đồng văn hóa thì chịu ảnh hưởng của văn hóa đó, nên quan niệm có ma hay không là do cộng đồng văn hóa đó quy định.

Vì sao không thể phủ nhận có “hồn ma“?

“Hồn ma” tồn tại, sao lại không?

Lạnh người “chứng kiến” hồn ma... hiện hình

Khuôn mặt của các thủy thủ hiện trên sóng biển: Thủy thủ đoàn của một con tàu trong khi vượt qua kênh đào Panama đã mai táng hai thủy thủ đã chết là Michaell Mahena và James Courtney. Ngày hôm sau, một trong số các thủy thủ của tàu đã nhìn thấy trên sóng biển khuôn mặt của hai đồng đội đã mất và anh ta liền gọi những thành viên của đoàn và thuyền trưởng tới. Hai bóng ma thủy thủ dập dờn trên sóng biển đã hộ tống con tàu trong vài ngày. Thuyền trưởng Keith Tracy thậm chí đã thu được hình ảnh của họ cho đến tận cảng New Orleans trên máy quay.
 Khuôn mặt của các thủy thủ hiện trên sóng biển: Thủy thủ đoàn của một con tàu trong khi vượt qua kênh đào Panama đã mai táng hai thủy thủ đã chết là Michaell Mahena và James Courtney. Ngày hôm sau, một trong số các thủy thủ của tàu đã nhìn thấy trên sóng biển khuôn mặt của hai đồng đội đã mất và anh ta liền gọi những thành viên của đoàn và thuyền trưởng tới. Hai bóng ma thủy thủ dập dờn trên sóng biển đã hộ tống con tàu trong vài ngày. Thuyền trưởng Keith Tracy thậm chí đã thu được hình ảnh của họ cho đến tận cảng New Orleans trên máy quay.  
“Bóng ma" của cô bé: Trong bức ảnh được chụp vào những năm 40 của thế kỷ XX có hình bóng của một cô bé đang ngồi bên ngôi mộ. Người mẹ của cô bé này sau khi rửa ảnh đã không thể tin nổi đó lại là hồn ma của con gái bà khi còn nhỏ. Ngoài ra, người phụ nữ này cũng khẳng định rằng, trong khi chụp ảnh không có cô bé nào ở cạnh đó và nói chung, bà không chụp ảnh trẻ em.
 “Bóng ma" của cô bé: Trong bức ảnh được chụp vào những năm 40 của thế kỷ XX có hình bóng của một cô bé đang ngồi bên ngôi mộ. Người mẹ của cô bé này sau khi rửa ảnh đã không thể tin nổi đó lại là hồn ma của con gái bà khi còn nhỏ. Ngoài ra, người phụ nữ này cũng khẳng định rằng, trong khi chụp ảnh không có cô bé nào ở cạnh đó và nói chung, bà không chụp ảnh trẻ em.

Quý bà Rayham Hall: Bức ảnh được chụp vào năm 1936 tại Raynham Hall, nhà bá tước Norfolk, nước Anh. Người Anh vẫn cho rằng trong ngôi nhà và lâu đài có ma. Có lẽ đó là hình bóng quý bà Dorothy Townshend, người sống trong ngôi nhà này cùng với chồng ở thế kỷ XVII. Theo những tài liệu lưu trữ thì bà được mai táng vào năm 1726. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, chồng bà do nghi ngờ vợ ngoại tình nên đã giam cầm bà cho đến khi chết trong những căn phòng vắng vẻ của lâu đài.
 Quý bà Rayham Hall: Bức ảnh được chụp vào năm 1936 tại Raynham Hall, nhà bá tước Norfolk, nước Anh. Người Anh vẫn cho rằng trong ngôi nhà và lâu đài có ma. Có lẽ đó là hình bóng quý bà Dorothy Townshend, người sống trong ngôi nhà này cùng với chồng ở thế kỷ XVII. Theo những tài liệu lưu trữ thì bà được mai táng vào năm 1726. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, chồng bà do nghi ngờ vợ ngoại tình nên đã giam cầm bà cho đến khi chết trong những căn phòng vắng vẻ của lâu đài.

Thợ máy Freddie Jackson: Freddie Jackson là thợ máy của Không quân Hoàng gia đã hy sinh ngay dưới cánh quạt máy bay. Ba ngày sau đó, khi toàn phi đội tập hợp để chụp ảnh tập thể, bỗng thấy khuôn mặt của Freddie Jackson xuất hiện trên ảnh.
 Thợ máy Freddie Jackson: Freddie Jackson là thợ máy của Không quân Hoàng gia đã hy sinh ngay dưới cánh quạt máy bay. Ba ngày sau đó, khi toàn phi đội tập hợp để chụp ảnh tập thể, bỗng thấy khuôn mặt của Freddie Jackson xuất hiện trên ảnh.

Người mẹ của Mebl Chinner: Bà Mebl Chinner trong khi đi thăm mộ đã chụp một số bức ảnh ngôi mộ của mẹ mình, sau đó bà trở vào xe và chụp ảnh chồng mình. Khi phim hiện lên, Mebl kinh hãi nhìn thấy khuôn mặt của người mẹ đã mất, bà ngồi ở đằng sau chiếc xe của họ.
 Người mẹ của Mebl Chinner: Bà Mebl Chinner trong khi đi thăm mộ đã chụp một số bức ảnh ngôi mộ của mẹ mình, sau đó bà trở vào xe và chụp ảnh chồng mình. Khi phim hiện lên, Mebl kinh hãi nhìn thấy khuôn mặt của người mẹ đã mất, bà ngồi ở đằng sau chiếc xe của họ.
“Hồn ma” bên chàng cao bồi: Vào năm 1996, Ike Clanton đã chụp ảnh người bạn của mình tại nghĩa địa trong bộ quần áo một chàng cao bồi ở thành phố cổ Tombstoun. Khi rửa ảnh bạn bè đã rất ngạc nhiên vì thấy trên ảnh có một hình người ở phía sau. Mọi người liền trở lại hiện trường và thử chụp ảnh một người khác đúng tại nơi này. Thế nhưng ở địa thế đó đã không thể chụp được bức ảnh giống như vậy.
 “Hồn ma” bên chàng cao bồi: Vào năm 1996, Ike Clanton đã chụp ảnh người bạn của mình tại nghĩa địa trong bộ quần áo một chàng cao bồi ở thành phố cổ Tombstoun. Khi rửa ảnh bạn bè đã rất ngạc nhiên vì thấy trên ảnh có một hình người ở phía sau. Mọi người liền trở lại hiện trường và thử chụp ảnh một người khác đúng tại nơi này. Thế nhưng ở địa thế đó đã không thể chụp được bức ảnh giống như vậy.

Hình ảnh một cô gái: Bức ảnh được chụp tại nhà thờ Thánh Botolph ở London vào năm 1982. Sau khi rửa phim thì trên ảnh hiện rõ một cô gái đứng trên tầng 2. Theo khẳng định của nhiếp ảnh gia thì khi chụp ảnh trong nhà thờ chỉ có ba người và bọn họ đều là đàn ông.
 Hình ảnh một cô gái: Bức ảnh được chụp tại nhà thờ Thánh Botolph ở London vào năm 1982. Sau khi rửa phim thì trên ảnh hiện rõ một cô gái đứng trên tầng 2. Theo khẳng định của nhiếp ảnh gia thì khi chụp ảnh trong nhà thờ chỉ có ba người và bọn họ đều là đàn ông.

“Hồn ma” chú chó hiện về bên chủ nhân: Trong bức ảnh được chụp trong lúc uống trà bỗng xuất hiện “hồn ma” một chú chó. Chủ nhân của nó là một trong số những người phụ nữ đang uống trà.
 “Hồn ma” chú chó hiện về bên chủ nhân: Trong bức ảnh được chụp trong lúc uống trà bỗng xuất hiện “hồn ma” một chú chó. Chủ nhân của nó là một trong số những người phụ nữ đang uống trà.
Jane Charm chết do hỏa hoạn: Ngày 19/11/1995, Tony O'Reilly đã chụp ảnh từ điện thoại di động khi xảy ra vụ hỏa hoạn lần thứ hai ở Vem Tow Hall. Sau đó trên ảnh phát hiện thấy khuôn mặt của một cô bé. Sau khi nghiên cứu bức ảnh, các chuyên viên giám định đã kết luận rằng đây đúng là ảnh thực và không qua xử lý. Theo tìm hiểu thì vụ hỏa hoạn xảy ra lần đầu tiên vào năm 1967 đã thiêu hủy Vem Tow Hall. Trong vụ cháy đó cô bé Jane Charm 14 tuổi là người gây ra vụ cháy đã bị chết khi làm một ngọn nến cháy trong đống cỏ bị lật úp xuống. Người ta cho rằng trong ảnh là "hồn ma" của Jane Charm đã hiện về.
 Jane Charm chết do hỏa hoạn: Ngày 19/11/1995, Tony O'Reilly đã chụp ảnh từ điện thoại di động khi xảy ra vụ hỏa hoạn lần thứ hai ở Vem Tow Hall. Sau đó trên ảnh phát hiện thấy khuôn mặt của một cô bé. Sau khi nghiên cứu bức ảnh, các chuyên viên giám định đã kết luận rằng đây đúng là ảnh thực và không qua xử lý. Theo tìm hiểu thì vụ hỏa hoạn xảy ra lần đầu tiên vào năm 1967 đã thiêu hủy Vem Tow Hall. Trong vụ cháy đó cô bé Jane Charm 14 tuổi là người gây ra vụ cháy đã bị chết khi làm một ngọn nến cháy trong đống cỏ bị lật úp xuống. Người ta cho rằng trong ảnh là "hồn ma" của Jane Charm đã hiện về.
Hình ảnh linh hồn rời khỏi cơ thể: Bức ảnh được chụp ngay sau cái chết của một người đàn ông, nhìn thấy rõ là linh hồn đang rời khỏi cơ thể ông ta. Những người khác thì cho rằng đó là những thiên thần bay đến để lấy đi phần linh hồn của người chết. Những người hoài nghi thì tin rằng, đó chỉ là những vết tay của nhiếp ảnh gia.
 Hình ảnh linh hồn rời khỏi cơ thể: Bức ảnh được chụp ngay sau cái chết của một người đàn ông, nhìn thấy rõ là linh hồn đang rời khỏi cơ thể ông ta. Những người khác thì cho rằng đó là những thiên thần bay đến để lấy đi phần linh hồn của người chết. Những người hoài nghi thì tin rằng, đó chỉ là những vết tay của nhiếp ảnh gia.






Tin mới