Tại sao có những gia đình cả nhà bị ung thư?

Ngoài yếu tố di truyền, ung thư có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều người trong nhà mắc bệnh.

Tại sao có những gia đình cả nhà bị ung thư?
Những năm gần đây, trong nhiều gia đình, nếu một người mắc bệnh ung thư thì khả năng những người khác trong gia đình cùng mắc cũng tăng lên. Ung thư rõ ràng không lây, tại sao vẫn lây như cảm cúm?
Trên thực tế, hiện tượng này được gọi là “ung thư gia đình”.
Gia đình 3 người cùng mắc ung thư
Gia đình Chen Binbin sống tại Chiết Giang, Trung Quốc. Mẹ anh bị ung thư phổi nhiều năm, gia đình đã dành gần hết số tiền tiết kiệm để chữa bệnh cho mẹ.
Cách đây 2 tháng, vợ anh Chen được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Chứng kiến cảnh gia đình lần lượt mắc bệnh nan y, Chen Binbin chỉ biết vừa chăm sóc mẹ vừa kiếm tiền chữa trị cho vợ.
Tai sao co nhung gia dinh ca nha bi ung thu?
Ảnh minh họa.
Chen Binbin bất ngờ bị ốm liên tục hơn một tháng, khi đi khám anh được chẩn đoán mắc ung thư gan, tế bào ung thư đã di căn.
Ngoài yếu tố di truyền, ung thư có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều người trong nhà mắc bệnh.
Lối sống
Nếu một gia đình ăn chung trong nhiều năm, chế độ ăn uống là lối sống dần bị “đồng hóa”. Lúc này các thành viên rất dễ bị tác động bởi cùng một tác nhân gây ung thư.
Những nhà có nhiều người mắc ung thư thực quản hay ăn đồ chua, cay nóng. Thói quen đó sẽ khiến niêm mạc thực quản viêm nhiễm, dần phát triển thành ung thư.
Nhiễm trùng
Ung thư không lây, nhưng vi trùng gây ra một số bệnh ung thư có thể lây. Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền qua nước bọt và các bữa ăn chung. Nếu trong gia đình có người mang vi khuẩn Helicobacter pylori mà ăn chung thường xuyên có thể bị nhiễm khuẩn, gây bệnh dạ dày và loét dạ dày.
Tác động của môi trường
Nếu trong gia đình có người hút thuốc thì các thành viên khác trong gia đình chắc chắn sẽ bị ô nhiễm bởi khói thuốc. Lúc này, khả năng các thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng lên rất nhiều.
Ảnh hưởng của cảm xúc
Những cảm xúc tiêu cực thường bị gọi là “tính cách ung thư”, có thể dễ dàng dẫn đến các bệnh khác nhau. Giữa các thành viên trong gia đình, nếu lâu ngày không hòa thuận, nhất là tình cảm vợ chồng căng thẳng thì cũng sẽ trở thành căn bệnh “ung thư gia đình”.
Yếu tố di truyền
Mặc dù cơ chế sinh bệnh của ung thư chưa rõ ràng nhưng phải thừa nhận rằng di truyền là một yếu tố nguy cơ. Ung thư phổi, bệnh bạch cầu và u nguyên bào võng mạc đều là những khối u có khuynh hướng di truyền nhất định.
Làm thế nào để ngăn ngừa “ung thư gia đình”?
Thay đổi lối sống
Trước hết phải chú ý đến vấn đề ăn uống, cố gắng không ăn thức ăn thiu, chế độ ăn uống hợp lý, sạch sẽ.
Cải thiện môi trường trong nhà
Ngôi nhà là nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời, vì vậy phải lựa chọn những vật liệu thân thiện với môi trường. Không gian sống cần thông gió, kiểm soát khói nấu ăn trong bếp, không hút thuốc trong nhà.
Học cách điều chỉnh cảm xúc
Một số điều không vui chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc sống, nhưng bạn phải học cách điều chỉnh cảm xúc của mình và đừng mang những cảm xúc tiêu cực đến với gia đình. Nếu các thành viên trong gia đình gặp sự cố, hãy giao tiếp kịp thời và dung hòa nhau.
Kiểm tra ung thư thường xuyên
Nếu trong gia đình xuất hiện bệnh nhân ung thư, tốt nhất các thành viên trong gia đình nên tầm soát ung thư thường xuyên.

Bí quyết của cụ bà mắc ung thư, cụ bà vẫn sống 115 tuổi

Bà Trương Minh Châu (người Trung Quốc) đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật vì ung thư nhưng vẫn sống qua 100 tuổi, làn da mịn màng, gương mặt rạng ngời.

Bí quyết của cụ bà mắc ung thư, cụ bà vẫn sống 115 tuổi

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới đã tăng lên, những người sống hơn trăm tuổi không hiếm. Tuy nhiên, một người bị ung thư vẫn sống đến 115 tuổi vẫn thực sự gây ngạc nhiên.

Người phụ nữ ấy tên là Trương Minh Châu, sinh năm 1905. Năm nay, bà đã 115 tuổi nhưng làn da vẫn mịn màng, gương mặt thanh tú, rạng rỡ, do đó bà được mệnh danh là “ngôi sao sống thọ đẹp nhất Trung Quốc”.

Bệnh ung thư hạch diễn viên Đức Thịnh mắc phải nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Mới đây, diễn viên Đức Thịnh, người đóng vai Sơn Sọ trong phim "Đội đặc nhiệm nhà C21", chia sẻ anh đang bị ung thư hạch giai đoạn 2. Bệnh ung thư hạch nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 90%.

Bệnh ung thư hạch diễn viên Đức Thịnh mắc phải nguy hiểm thế nào?
Nam diễn viên Đức Thịnh, sinh năm 1982, được nhiều người nhớ đến với vai diễn Sơn Sọ trong "Đội đặc nhiệm nhà C21". Anh phát hiện bị bệnh ung thư hạch vào đúng ngày sinh nhật của con trai vào cuối tháng 3 vừa qua.
Khi phát hiện có khối u sưng to ở cổ, diễn viên Đức Thịnh đã vào viện khám. Sau khi xét nghiệm ở vài nơi, anh nhận kết quả bị ung thư hạch vào ngày 25/3. Tới nay, nam diễn viên đang sống ở Hà Nội đã trải qua 4 lần truyền hóa chất.

Phất lên thành ông chủ, ai ngờ tán gia bại sản vì lọt 'bẫy tình'

Thế nhưng thật buồn vì tình hình không như chồng thông báo, mà qua bạn bè cùng đi buôn với anh tôi được biết chồng cặp bồ với một cô gái làng chơi trẻ, đẹp nhưng sành đời moi tiền đàn ông.

Phất lên thành ông chủ, ai ngờ tán gia bại sản vì lọt 'bẫy tình'
Phat len thanh ong chu, ai ngo tan gia bai san vi lot 'bay tinh'

Dự án lấy đất mở đường liên huyện đã có từ lâu. Nhưng mãi đến năm cô con gái lớn của tôi thi đỗ vào đại học gia đình tôi mới thực sự thoát nghèo nhờ số tiền đền bù đất của nhà nước. Giàu lên nhờ đất là cái giàu may mắn như trúng số vì là nông dân, nhà ai chẳng có đất, may phúc phận nhà mình có đất nằm trong quy hoạch đường mới được hưởng hơn người. Vì vậy tôi bàn với chồng số tiền đó giao hết cho chồng, nhưng anh xem xét, tính toán cho kĩ.

Tin mới