Tại sao đại thần nhà Thanh ngậm một miếng nhân sâm khi thượng triều?

Chúng ta đã xem nhiều bộ phim truyền hình về triều Thanh và thấy cảnh Hoàng đế mặc long bào, ngồi trên ghế rồng, nhìn xuống đại sảnh, các quan lại chỉnh tề xếp hàng dọc hai bên.

Tại sao đại thần nhà Thanh ngậm một miếng nhân sâm khi thượng triều?

Hình thức thượng triều này đã có từ lâu đời và thường diễn ra 1 đến 2 lần trong năm. Nếu nhà vua không tổ chức những 'buổi họp' như thế này sẽ bị coi là không làm tròn trách nhiệm. Trong những buổi thượng triều, các quan lại sẽ báo cáo tình hình với nhà vua và bàn việc đại sự.

Tai sao dai than nha Thanh ngam mot mieng nhan sam khi thuong trieu?

Tuy nhiên có một sự thật ít ai biết rằng trước khi tham gia, đại thần triều Thanh đều nhịn ăn sáng và ngậm một miếng nhân sâm. Rốt cuộc vì sao họ lại làm vậy?

Hoàng đế nhà Thanh vào triều từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, các quan đại thần phải đợi trước ngoài cửa. Các Bộ trưởng sống gần có thể dậy lúc 3 giờ sáng, nhưng những người ở xa có thể phải dậy lúc một hoặc hai giờ sáng. Vì các phương tiện giao thông ngày xưa không phát triển như bây giờ.

Tai sao dai than nha Thanh ngam mot mieng nhan sam khi thuong trieu?-Hinh-2

Các đại thần không những không ăn sáng vào buổi sáng mà còn đào thải trước nước tiểu và phân ra ngoài. Vì nếu họ muốn đi vệ sinh khi ở trong triều đình là bất kính với Hoàng đế. Hơn nữa, việc đi vệ sinh thời đó rất bất tiện, nhà vệ sinh không được đặt trong Hoàng cung. Thời phong kiến, người ta quan niệm rằng vật bài tiết là thứ không sạch sẽ, cho nên không được phép xuất hiện trong Hoàng cung, làm ô uế không khí Hoàng tộc, bởi vậy nên trong cung không có nơi gọi là "nhà vệ sinh".

Thời gian thượng triều thường không cố định, có khi dài có khi ngắn. Vì vậy, để trông không xấu và đồng thời bồi bổ thể lực, các đại thần thường cho nhân sâm thái lát vào miệng.

Tai sao dai than nha Thanh ngam mot mieng nhan sam khi thuong trieu?-Hinh-3

Nhân sâm không chỉ có thể làm sảng khoái tinh thần, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cơn khát, mà còn điều hòa hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể con người, cải thiện quá trình kích thích và ức chế của não, làm cho nó có xu hướng cân bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và chống hiệu ứng mệt mỏi.

Thời gian của các quan chức triều Thanh nhìn chung không cố định. Nếu không có nhiều việc thì có thể làm trong một giờ, nhưng nếu nhiều việc thì mất nhiều thời gian, mất cả buổi sáng, hơn nữa có thể cả ngày, Sâm có dược tính tuyệt vời và có thể bổ sung khí, huyết đầy đủ và hiệu quả trong thời gian ngắn.

Tai sao dai than nha Thanh ngam mot mieng nhan sam khi thuong trieu?-Hinh-4

Nhân sâm được các quan chức ưa chuộng. Trên thực tế, còn có một nguyên nhân khác, đó là nhân sâm không có mùi vị, khi nói chuyện với người khác cũng không dễ bị phát hiện. Ngoài ra, nhân sâm có thể cải thiện chức năng tim, tăng sức co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim, tăng cung lượng tim và lưu lượng máu mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn nhịp tim, tăng cường miễn dịch.

"Công chúa xấu số nhất" triều Thanh bị "sủng ái" đến chết

Dù được biết là thân phận cao quý trong thời phong kiến, thế nhưng nhiều nàng Công chúa phải đánh đổi rất nhiều và không phải ai cũng có một cuộc đời như ý.

"Công chúa xấu số nhất" triều Thanh bị "sủng ái" đến chết

Thời phong kiến, quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế, hoàng tộc cũng được hưởng vinh hoa phú quý vô tận và được đãi ngộ tốt nhất. Mặc dù thời đó quan niệm trọng nam khinh nữ rất được chú ý, nhưng thân là Công chúa cao quý nhất định không thể ngang hàng với phụ nữ dân gian.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh

Làm con rể của dòng dõi Hoàng thân, những phò mã nhà Thanh cũng có những điều khó nói “không biết chia sẻ cùng ai”.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh

"Con gái của Hoàng đế không lo gả" – câu nói với hàm ý về việc được làm phò mã, được sống cuộc sống giàu sang là mơ ước của biết bao chàng trai trong thiên hạ.

Sau cái danh phò mã cao quý khiến nhiều người ngưỡng mộ và ao ước, những chàng phò mã dưới triều Thanh lại có một cuộc sống chẳng dễ dàng gì.

Vậy điều gì đã khiến những chàng phò mã triều Thanh này trở lên “khó sống” như vậy? Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp lí giải cho câu hỏi này.

Chế độ "thử" phò mã

Để trở thành con rể của các vị Hoàng đế nhà Thanh, những phò mã sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra khắt khe của hoàng tộc.

Các phò mã phải vượt qua "chế độ thí hôn" thì mới có thể kết hôn với Các cách nhà Thanh. - Ảnh minh họa.

Dưới thời nhà Thanh, các nam tử hoàng tộc phải thành hôn trước năm 15 tuổi. Đối với các công chúa, độ tuổi gả chồng còn có thể sớm hơn.

Triều Thanh có "chế độ thí hôn" để thử thách các chàng phò mã. "Thí hôn cách cách" – cung nữ được Thái hậu và Hoàng hậu đặc biệt tuyển chọn sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe của phò mã.

"Thí hôn cách cách" sẽ được phái đi "động phòng" với phò mã một đêm. Vào ngày hôm sau, người này sẽ bẩm báo lại với Thái hậu và Hoàng hậu xem phò mã có gặp phải vấn đề sinh lý gì khó nói hoặc có bệnh kín nào hay không.

Nếu sức khỏe của những vị phò mã bình thường, Hoàng đế mới đồng ý gả Cách cách cho họ. Sau đó, “thí hôn các cách” sẽ trở thành tiểu thiếp hoặc thị nữ thân cận của phò mã đó.

Muốn gặp nhau phải… xin phép!

Cách cách nhà Thanh sau khi xuất giá sẽ ở tại phủ đệ do vua cha ban tặng. Phò mã sẽ tách khỏi gia đình và chuyển đến đây sống cùng vợ nhưng sẽ ở một khu riêng biệt tại ngoại viên.

Dù đã kết hôn nhưng phò mã và cách cách vẫn không được phép gặp gỡ và sinh hoạt vợ chồng nếu như chưa có tuyên chiếu của nhà vua. Các cách cách cũng không thể tự ra tuyên chiếu để gặp chồng mình.

Để gặp được vợ mình, các phò mã cần phải có tuyên chiếu của nhũ mẫu. - Ảnh minh họa.

“Nhũ mẫu” là người có đặc quyền đưa ra tuyên chiếu. Nếu muốn được gặp vợ, phò mã sẽ phải bỏ ra một số tiền bạc lớn để đưa cho nhũ mẫu. nếu không có đồ “hối lộ”, các phò mã không những không được gặp vợ mà còn bị nhũ mẫu sỉ vả và báo về hoàng cung.

Do chế độ này nên con của các vị phò mã hầu hết là do tiểu thiếp sinh. Cách cách nhà Thanh cũng vì thế mà 10 người thì đến 9 người sinh u uất rồi qua đời.

Nếu công chúa không may qua đời trước, những vị phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và trao trả toàn bộ gia tài cho hoàng cung.

Người phò mã “may mắn” nhất của triều Thanh có lẽ chỉ có mình Phong Thân Ân Đức - con trai của Hòa Thân.

Phong Thân Ân Đức được vua Càn Long gả cô con gái mà ông yêu mến nhất là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cho. Thế lực gia đình cùng với hậu thuẫn vững chắc từ hoàng gia đã giúp con trai Hòa Thân có một cuộc sống sung túc.

Sau này, dù gia tộc họ Hòa bị Gia Khánh tiêu diệt nhưng cách cách và phò mã Hòa gia vẫn được ban cho một phủ đệ để sinh sống yên ổn đến cuối đời. Đây chính là vị phò mã “sung sướng” nhất dưới triều đại nhà Thanh.

Loại trứng gà có màu lạ, giá lại rẻ, dân buôn bán cả nghìn quả mỗi ngày

Tuy không phải là lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, loại trứng này vẫn rất hút khách, dân buôn nhập về không đủ bán.

Loại trứng gà có màu lạ, giá lại rẻ, dân buôn bán cả nghìn quả mỗi ngày

Trứng gà xanh xuất hiện trên thị trường trong nước từ năm 2016. Khi mới xuất hiện, màu sắc và những lời quảng cáo “có cánh” của người bán nên dù giá bán cao gấp 3 lần loại trứng gà ta, dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/quả thì dân buôn vẫn bán rất chạy loại trứng này.

Thời gian gần đây, giá loại trứng này đã giảm rất nhiều, chỉ dao động từ 3.500 – 4.000 đồng/quả. Người tiêu dùng rủ nhau đặt mua cả thùng về ăn dần để được hưởng giá rẻ nhất có thể.

Tin mới