Tại sao đàn ông Nga thích đeo khuyên tai?

Đối với đàn ông Nga, khuyên tai không chỉ đơn giản là món đồ trang sức.

Có một thực tế rằng, từ thời cổ đại, các chiến binh nước Nga đã bắt đầu xỏ khuyên tai. Theo Russia Beyond, những chiếc khuyên tai được các chiến binh coi như một lá bùa hộ mệnh chống lại các thế lực tà ác, đồng thời cũng ngầm tiết lộ địa vị của người đeo. Trang sức càng đắt tiền, nhiều hoa văn, đá quý, càng chứng minh mức độ cao quý của chủ nhân. Tất nhiên, không chỉ giới quý tộc ở Nga mới đeo khuyên tai. Với những người dân thường, họ sẽ đeo khuyên tai làm từ đồng với thiết kế đơn giản. 
Tai sao dan ong Nga thich deo khuyen tai?
Chiếc khuyên tai trong bức tranh "Ivan Tsarevich trên một con sói xám" của Vasnetsov. Ảnh: State Tretyakov Gallery
Trong giai đoạn thế kỷ 17-18, khuyên tai nam giới quý tộc Nga không còn quá phổ biến và chủ yếu được đeo bởi người Cossack, cũng như các thủy thủ, binh lính và thợ thủ công châu Âu. Tới đầu thế kỷ 19, khuyên tai nam giới bắt đầu thịnh hành trở lại và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong giới quân nhân thuộc các trung đoàn kỵ binh. 
Vào đầu thế kỷ 20, đàn ông đeo khuyên tai được coi như "bản sắc riêng" của người Cossack. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xô Viết, đồ trang sức nói chung và khuyên tai nói riêng bị đánh giá là không phù hợp với hình ảnh của công dân. Không chỉ khuyên tai, các quan chức và công nhân Liên Xô thậm chí còn không đeo nhẫn khi chúng bị coi là món đồ "tư sản". 
Tai sao dan ong Nga thich deo khuyen tai?-Hinh-2
Chân dung một người đàn ông Nga đeo khuyên tai khoảng năm 1610-1620. Ảnh: State Tretyakov Gallery
Trong một thời gian dài sau đó, đàn ông đeo khuyên tai vẫn là điều "không thể tưởng tượng được" ở Liên Xô. Chỉ đến những năm 1980, món đồ này mới quay trở lại, khi được các nghệ sĩ nhạc rock và "những kẻ tồi tệ" ở Nga "lăng-xê". Tuy nhiên, chúng gần như chỉ được đeo trên tai trái. Kể từ những năm 2010, với sự toàn cầu hóa của thời trang thế giới, sự khác biệt này gần như không còn nữa. Ngày nay, đàn ông ở Nga, cũng như phần còn lại của thế giới, không chỉ đeo khuyên ở tai mà còn "xỏ" ở nhiều khu vực khác trên tai. Và có lẽ các chiến binh Nga cổ đại cũng như người Cossack chắc chắn sẽ tán thành điều này.

Hóa ra đây là lý do người Nga ít khi cười

Người Nga có một quy luật trong giao tiếp: Không cười với người lạ vì nụ cười là sự phản ánh chân thực tâm trạng cũng như mối quan hệ tốt đẹp.

Chân thành là nét đặc trưng của văn hóa Nga. Đó là lý do tại sao người Nga hiếm khi cười. Nụ cười của người Nga xuất hiện trong những bối cảnh phù hợp và luôn phản ánh chân thực tâm trạng của một cá nhân. Để giúp người nước ngoài có hình dung rõ hơn, trang Russia Beyond gần đây đã liệt kê ra các kiểu quan niệm trong "văn hóa cười" của người Nga.

Cười mỉm

Tại sao có rất nhiều người gốc Á sinh sống ở Nga?

Dù là một quốc gia châu Âu nhưng rất nhiều công dân Nga lại sở hữu đặc điểm của người châu Á.

Trong khi nhiều người thường cho rằng một đất nước là phải có sự đồng nhất về mặt ngoại hình, thì một thực tế khiến họ phải "thất vọng", đó là trong số 142 triệu cư dân trên khắp lãnh thổ nước Nga có tới hơn 190 nhóm dân tộc. Sự đa dạng sắc tộc này khiến một phần người Nga, dù là công dân châu Âu, nhưng lại được xếp vào nhóm dân tộc châu Á.
Ông Egor Kitov, một nhà nghiên cứu công tác tại Trung tâm Nhân chủng học Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đưa ra ba định nghĩa về công dân châu Á của nước Nga. Đầu tiên, họ sinh sống ở những phần khu vực thuộc phần lãnh thổ nằm ở châu Á của nước Nga. Thứ hai, những công dân này chịu ảnh hưởng ngôn ngữ và văn hóa, ví dụ người Turkic và Tungusic có thể được coi là người châu Á.

Tin mới