Tại sao Mỹ lại sợ J-16 hơn chiến đấu cơ tàng hình J-20?

Tại sao Mỹ lại sợ J-16 hơn chiến đấu cơ tàng hình J-20?

Tại sao Quân đội Mỹ lại sợ chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc, một chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Su-27 của Liên Xô hơn J-20, loại chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của nước này?

Xem toàn bộ ảnh
Truyền thông Mỹ đã đưa ra một số lượng lớn thông tin về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong những năm gần đây, phản ánh mối quan ngại và lo ngại của phương Tây trước việc Trung Quốc tăng nhanh ngân sách quốc phòng.
Truyền thông Mỹ đã đưa ra một số lượng lớn thông tin về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong những năm gần đây, phản ánh mối quan ngại và lo ngại của phương Tây trước việc Trung Quốc tăng nhanh ngân sách quốc phòng.
J-16 là máy bay chiến đấu do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc sản xuất, dựa trên nguyên mẫu J-11. J-11 chính là phiên bản Su-27 nhập từ Liên Xô (sau này là Nga) được sản xuất tại Trung Quốc. Sau khi cải tiến và nâng cấp, J-11 đã được phát triển thành  máy bay chiến đấu J-16.
J-16 là máy bay chiến đấu do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc sản xuất, dựa trên nguyên mẫu J-11. J-11 chính là phiên bản Su-27 nhập từ Liên Xô (sau này là Nga) được sản xuất tại Trung Quốc. Sau khi cải tiến và nâng cấp, J-11 đã được phát triển thành máy bay chiến đấu J-16.
J-16 được Trung Quốc xếp vào dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4+, tại sao Quân đội Mỹ lại cho rằng, nó đáng sợ hơn máy bay chiến đấu J-20, chiến đấu cơ tàng hình được Trung Quốc xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của nước này?
J-16 được Trung Quốc xếp vào dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4+, tại sao Quân đội Mỹ lại cho rằng, nó đáng sợ hơn máy bay chiến đấu J-20, chiến đấu cơ tàng hình được Trung Quốc xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của nước này?
Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin nhiều về chiến đấu cơ J-16, trong đó có đoạn video cho thấy, nó có thể phóng hai tên lửa lần lượt và bắn trúng cùng một mục tiêu trên mặt đất, khiến giới quan sát của phương Tây dậy sóng.
Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin nhiều về chiến đấu cơ J-16, trong đó có đoạn video cho thấy, nó có thể phóng hai tên lửa lần lượt và bắn trúng cùng một mục tiêu trên mặt đất, khiến giới quan sát của phương Tây dậy sóng.
Khi tên lửa đầu tiên phóng từ J-16 tấn công phía trên mục tiêu, nó sẽ phá hủy lớp bảo vệ phía trên của boongke, làm lộ vị trí của mục tiêu và chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo. Ngay sau đó, quả tên lửa thứ hai đã bắn trúng mục tiêu qua lỗ được mở bằng quả tên lửa thứ nhất, tiêu diệt sinh lực ẩn nấp bên trong.
Khi tên lửa đầu tiên phóng từ J-16 tấn công phía trên mục tiêu, nó sẽ phá hủy lớp bảo vệ phía trên của boongke, làm lộ vị trí của mục tiêu và chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo. Ngay sau đó, quả tên lửa thứ hai đã bắn trúng mục tiêu qua lỗ được mở bằng quả tên lửa thứ nhất, tiêu diệt sinh lực ẩn nấp bên trong.
Màn biểu diễn này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi. Kỹ năng chiến đấu độc đáo của tiêm kích J-16 chính là độ chính xác vượt trội trong việc tấn công mục tiêu, có thể loại bỏ hoàn toàn kẻ thù trên chiến trường.
Màn biểu diễn này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi. Kỹ năng chiến đấu độc đáo của tiêm kích J-16 chính là độ chính xác vượt trội trong việc tấn công mục tiêu, có thể loại bỏ hoàn toàn kẻ thù trên chiến trường.
Tiêm kích J-16 được Trung Quốc mệnh danh là “ngựa thồ vũ khí”, khi có tới 12 điểm gắn vũ khí ở cánh và thân máy bay; tải trọng vũ khí lên tới 12 tấn. Nó có thể mang nhiều loại tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.
Tiêm kích J-16 được Trung Quốc mệnh danh là “ngựa thồ vũ khí”, khi có tới 12 điểm gắn vũ khí ở cánh và thân máy bay; tải trọng vũ khí lên tới 12 tấn. Nó có thể mang nhiều loại tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.
Theo truyền thông Trung Quốc, ngoài khả năng mang vũ khí, J-16 còn có khả năng chống nhiễu điện tử; có thể hoạt động trong môi trường bị đối phương gây nhiễu nặng; đồng thời phóng tên lửa bức xạ, phá hủy các nguồn gây nhiễu của đối phương.
Theo truyền thông Trung Quốc, ngoài khả năng mang vũ khí, J-16 còn có khả năng chống nhiễu điện tử; có thể hoạt động trong môi trường bị đối phương gây nhiễu nặng; đồng thời phóng tên lửa bức xạ, phá hủy các nguồn gây nhiễu của đối phương.
Với những khả năng đã được chứng minh qua thực chiến của tiêm kích Su-27, mà J-16 là hậu duệ, khiến Quân đội Mỹ phải để ý đến loại chiến đấu cơ này chứ không phải là chiến đấu cơ tàng hình J-20. Một khi J-16 thể hiện được những kỹ năng độc đáo của mình, đối phương sẽ khó có thể đối phó được.
Với những khả năng đã được chứng minh qua thực chiến của tiêm kích Su-27, mà J-16 là hậu duệ, khiến Quân đội Mỹ phải để ý đến loại chiến đấu cơ này chứ không phải là chiến đấu cơ tàng hình J-20. Một khi J-16 thể hiện được những kỹ năng độc đáo của mình, đối phương sẽ khó có thể đối phó được.
J-16 áp dụng thiết kế động cơ kép để cải thiện mức sức mạnh tổng thể của máy bay chiến đấu. Ngoài ra, nó còn được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA), có thể xác định chính xác các mục tiêu. Ngoài ra còn hệ thống quan sát bằng quang điện, theo dõi các mục tiêu ở cự ly gần.
J-16 áp dụng thiết kế động cơ kép để cải thiện mức sức mạnh tổng thể của máy bay chiến đấu. Ngoài ra, nó còn được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA), có thể xác định chính xác các mục tiêu. Ngoài ra còn hệ thống quan sát bằng quang điện, theo dõi các mục tiêu ở cự ly gần.
Trong khi J-20 được Trung Quốc cho là chiến đấu cơ thế hệ 5, có tính năng tàng hình. Tuy nhiên đây là loại chiến đấu cơ mới, do Trung Quốc tự lực phát triển, chưa được thử nghiệm trong thực tế chiến đấu, nên dù sao nó cũng còn là một ẩn số.
Trong khi J-20 được Trung Quốc cho là chiến đấu cơ thế hệ 5, có tính năng tàng hình. Tuy nhiên đây là loại chiến đấu cơ mới, do Trung Quốc tự lực phát triển, chưa được thử nghiệm trong thực tế chiến đấu, nên dù sao nó cũng còn là một ẩn số.
Trong khi máy bay chiến đấu J-16 đã được chứng minh về khả năng chiến đấu, nên trở thành phương tiện tấn công trên không quan trọng của Quân đội Trung Quốc với khả năng chiến đấu mạnh mẽ và tính năng độc đáo.
Trong khi máy bay chiến đấu J-16 đã được chứng minh về khả năng chiến đấu, nên trở thành phương tiện tấn công trên không quan trọng của Quân đội Trung Quốc với khả năng chiến đấu mạnh mẽ và tính năng độc đáo.
Đối với phương Mỹ, sự xuất hiện của tiêm kích J-16 chắc chắn là một vấn đề khiến họ phải “lưu tâm” hơn với J-20; đặc biệt là với tầm hoạt động 4.000 km, J-16 sẽ đe dọa các hoạt động của Hải quân Mỹ ở chuỗi đảo thứ nhất. (Nguồn ảnh: Sina, CCTV, Wikipedia).
Đối với phương Mỹ, sự xuất hiện của tiêm kích J-16 chắc chắn là một vấn đề khiến họ phải “lưu tâm” hơn với J-20; đặc biệt là với tầm hoạt động 4.000 km, J-16 sẽ đe dọa các hoạt động của Hải quân Mỹ ở chuỗi đảo thứ nhất. (Nguồn ảnh: Sina, CCTV, Wikipedia).

GALLERY MỚI NHẤT