Tại sao NATO làm “rùm beng” việc Nga đặt Iskander ở Kaliningrad?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia Nga, việc báo chí phương Tây đưa thông tin Nga triển khai Iskander ở Kaliningrad là nhằm vào các vấn đề bất ổn chính trị ở Ukraine.

Tại sao NATO làm “rùm beng” việc Nga đặt Iskander ở Kaliningrad?
Mới đây, tờ báo Đức Bild đăng bài về việc ở tỉnh Kaliningrad đã triển khai không dưới 10 bệ phóng các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Iskander-M, đang khiến cho dư luận phương Tây “nổi sóng”.
Trả lời về vấn đề này, một cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga nói với báo Izvestia rằng, các tên lửa Iskander đã được triển khai từ lâu ở tỉnh Kaliningrad.
“Như tôi nhớ thì nói chung tên lửa đã ở đó lâu rồi, vấn đề chỉ là có bao nhiêu thôi. Nguyên nhân để người Đức bây giờ viết lên báo là về chính trị đối ngoại”, ông này nói.
Một đại diện cao cấp khác của Bộ Tư lệnh Lục quân cũng khẳng định với Izvestia là Iskander đã hơn một năm rưỡi nay có ở tỉnh Kaliningrad.
“Ở đó mọi việc vẫn diễn ra bình thường, không hiểu vì sao người Đức lại làm ồn lên như vậy”, đại diện Bộ tư lệnh Lục quân nói.
Tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander.
Tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander.
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Victor Zavarzin nhấn mạnh, là phòng thủ của Nga trên biên giới với châu Âu, nơi NATO có lực lượng tên lửa tấn công chiến lược sẽ không bị yếu đi.
Zavarzin nhấn mạnh: “NATO có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở châu Âu, nó nhằm vào ai nếu không phải là Iran? Chỉ có nhằm vào chúng ta. Chúng ta sẽ không đơn phương làm yếu phòng thủ của mình. Chúng ta không đe dọa ai, đây hoàn toàn là các hệ thống tự vệ”.
Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov tin chắc là châu Âu cố tình làm rùm beng chuyện này để lấy cớ gia tăng lực lượng trên biên giới với Nga. Và họ làm việc này trong bối cảnh vị thế của họ ở Đông Âu đang yếu đi và cuộc “cách mạng” không thành ở Ukraine.
“Thực chất chuyện ầm ĩ xoay quanh những tên lửa thông thường. Điều đó cho thấy phương Tây đã bị thất bại địa chính trị. Từ năm 2001 nền văn minh phương Tây chịu nhiều thất bại ở Cận Đông – Irag, Afghanistan, thất bại của “mùa Xuân A Rập”, ở Syria mọi việc đã kết thúc với thắng lợi của Nga, bây giờ đến lượt Ukraine. Trong bối cảnh đó có cảm giác giới cầm quyền phương Tây không đủ trí tuệ, không có khả năng hành động phù hợp với tình hình biến đổi nhanh chóng, điều này phải được bù trừ như thế nào đó”, ông Sivkov giải thích.
Việc phương Tây làm "rùm beng" việc tên lửa Iskander Nga đặt ở Kaliningrad vào thời điểm này là nhằm vào vấn đề ở Ukraine.
 Việc phương Tây làm "rùm beng" việc tên lửa Iskander Nga đặt ở Kaliningrad vào thời điểm này là nhằm vào vấn đề ở Ukraine.
Ông này nói thêm, là bài báo gây scandal này có thể mở đầu cho chiến dịch truyền thông chống lại Nga.
Konstantin Sivkov cho rằng: “Để bào chữa cho việc sử dụng vũ lực phải tạo ra những điều kiện sao cho dân chúng châu Âu đồng tình với việc đó– muốn vậy cần có sự hoảng loạn quân sự. Bởi vì cũng khó thuyết phục dân chúng châu Âu tin vào những ý định xâm lược của Nga, họ bắt đầu từ xa, là đấy, Nga định tăng cường lực lượng của mình trên biên giới, để sau đó biện bạch cho sự can thiệp quân sự vào Ukraine”.
Ông này nhắc lại với báo Izvestia, là 5 năm trước Nga đã công bố kế hoạch triển khai tên lửa Iskander .
“Những bước đi này được thực hiện để đáp trả việc triển khai hệ thông phòng thủ chống tên lửa của NATO ở Ba Lan. Ở đó người ta đã triển khai mười trận địa tên lửa đánh chặn tên lửa bố trí trên mặt đất. Đó là các trận địa để tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa với cự li đến 5.000km, chúng có thể bắn phá hầu như toàn bộ lãnh thổ Nga. Khi đó (đầu năm 2012) chúng ta đã tuyên bố, để đáp trả Nga sẽ triển khai Iskander, đến nay đã có tất cả như vậy”, Sivkov nhận định.
Chuyên gia này lưu ý, là cự li bắn của tên lửa Iskander thậm chí của biến thể cực đại cũng không vượt quá 2.000 km, song trong khuôn khổ thực hiện hiệp ước với Mỹ về tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn các trận địa này được trang bị tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự li dưới 500km.
Biến thể Iskander-M của Quân đội Nga chỉ đạt tầm bắn khoảng 400km, bù lại nó có độ chính xác cao.
 Biến thể Iskander-M của Quân đội Nga chỉ đạt tầm bắn khoảng 400km, bù lại nó có độ chính xác cao.
Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov giải thích, là về tổng thể lực lượng của Nga chưa so được với lực lượng của NATO.
Leonid Ivashov ghi nhận: “Hiện Iskander là hệ thống tốt nhất loại này, nhưng người Mỹ vẫn ở phía trước ta ngay cả trong lĩnh vực này. Họ đang tích cực phát triển vũ khí chiến lược có độ chính xác cao, như tên lửa hành trình có tầm bắn tới 18.000km”. Ông nhận định, là việc tăng cường lực lượng phòng không ở Kaliningrad là phản ứng bình thường của Nga đáp trả hành động của NATO.
Ivashov tin chắc: “Việc triển khai Iskander ở tỉnh Kaliningrad là sự đổi mới trang bị bình thường cho cụm quân này, cũng như của toàn bộ các lực lượng vũ trang. Chúng ta đáp trả khá khiêm tốn trước những cuộc tập trận thường xuyên của NATO trong khu vực, gia tăng các cụm quân và cung cấp các hệ thống vũ khí mới – tất cả những điều đó nhằm chống lại Nga, cho dù chúng được che đậy bằng bất cứ mục đích gìn giữ hòa bình nào”.

Iskander-M chọc thủng lá chắn tên lửa Mỹ

Iskander-M chọc thủng lá chắn tên lửa Mỹ
Izvestia dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho hay, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Isakander-M trang bị hệ thống tác chiến điện tử sẽ gia nhập đơn vị chiến đấu vào mùa hè năm nay. Hệ thống tác chiến điện tử mới cho phép Iskander-M trở nên “vô hình” đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, Aegis (Mỹ) và Arrow của Izrael.  

Tên lửa đạn đạo Nga sẽ “vô hình” trước đối phương

(Kiến Thức) - Với các hệ thống xe hỗ trợ ngụy trang MIOM, các xe phóng tên lửa đạn đạo Nga sẽ khó bị các phương tiện trinh sát đối phương phát hiện.

Tên lửa đạn đạo Nga sẽ “vô hình” trước đối phương

Dùng tên lửa đạn đạo chở hàng cứu trợ có khả thi?

(Kiến Thức) - Việc dùng tên lửa đạn đạo có thể giúp đưa hàng cứu trợ nhân đạo tới vùng bị thiên tai chỉ trong vài phút, nhưng ý tưởng này khó có thể thực hiện.

Dùng tên lửa đạn đạo chở hàng cứu trợ có khả thi?

Tin mới