Tại sao nên tránh trổ cửa sổ ở lưng bếp?

(Kiến Thức) - Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế bếp là bếp cần phải "tàng phong tụ khí". Vì vậy, bếp phải kín đáo, có vị trí và chỗ dựa vững chắc. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Bạn đọc Trần Văn Vũ (Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Nhà tôi hơi bí, vì thế ở phần bếp tôi muốn trổ một cửa kính chớp ngay phía sau bếp gas để vừa thoáng, có ánh sáng và hút mùi. Tuy nhiên, nhà tôi hướng Tây nên mùa hè nắng có thể chiếu thẳng vào bếp. Xin hỏi, nếu làm theo cách này có ảnh hưởng phong thủy không?
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân: Trong phong thủy, bếp được coi là một trong ba yếu tố quan trọng nhất (tam yếu): chủ, môn, táo. Bếp tượng trưng cho nguồn tài lộc và sức khoẻ của người nữ trong nhà. Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế bếp là bếp cần phải "tàng phong tụ khí". Vì vậy, bếp phải kín đáo, có vị trí và chỗ dựa vững chắc. 
Một trong những điều kiêng kỵ là bếp dựa vào khoảng không mà cần có tường ở đằng sau làm chỗ tựa. Vì thế, để bếp dựa vào cửa sổ hay dựa vào vách cửa kính đều không tốt. Bởi nếu sau lưng bếp là cửa sổ thì gió sẽ tác động trực tiếp đến ngọn lửa khi nấu ăn. Trong quan niệm phong thủy, yếu tố này có thể khiến cho nguồn tài chính trong nhà không được ổn định. Lời khuyên là bạn không nên mở cửa sổ ngay phía lưng bếp. Để đảm bảo ánh sáng có thể trổ cửa ở vị trí bồn rửa, tức vị trí bên cạnh.   

Loạt ảnh cực độc về lính Pháp tại Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) -  Máy ủi nhảy dù, người phụ nữ bí ẩn, cứ điểm Dominique... là những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp H. Mauchamp chụp tại Điện Biên Phủ cuối năm 1953.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu
 Tháng 11/1953, thung lũng Điện Biên Phủ vẫn khá yên tĩnh. Tại các làng bản quanh đó người dân vẫn sống một cuộc sống bình thường, dù hai tiểu đoàn Pháp đang đóng quân ở đây. Nhưng mọi thứ nhanh chóng bị xáo trộn khi những chiếc dù màu trắng phủ kín bầu trời. Hàng nghìn lính Pháp đã đổ bộ xuống Điện Biên Phủ. Ảnh: Lính Pháp đóng quân tại cứ điểm Dominique.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-2
 Dù của lính Pháp phủ trắng lòng chảo Điện Biên Phủ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-3
 Không chỉ binh sĩ, các trang thiết bị cỡ lớn cũng được thả xuống. Trong ảnh là một chiếc máy ủi được thả xuống bằng 5 chiếc dù.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-4
 Lính Pháp và các trang thiết bị vừa đổ bộ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-5
 Những người dân tộc Thái được thuê để thu nhặt dù của quân Pháp.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-6
 Lính Pháp nhanh chóng dựng trại và tiến hành đào hầm, hào, dựng công sự.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-7
Hai sĩ quan Alibert (đứng) và Durrafour (ngồi) trên một cao điểm đang được dọn dẹp để bố trí các tiểu đoàn súng cối.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-8
 Căn cứ của Pháp tại Điện Biên Phủ nằm sát bờ sông Nậm Rốn.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-9
 Khu vực đặt các loại vũ khí tự động.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-10
 Sĩ quan Pháp nghỉ ngơi trên cứ điểm Dominique.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-11
 Tướng Gilles, một sĩ quan cao cấp của Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-12
 Máy bay Pháp đỗ trên sân bay dã chiến.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-13
 Đơn vị trinh sát của Pháp trở về căn cứ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-14
 Một người phụ nữ hiếm hoi có mặt trong đoàn quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Có thể bà là nữ phóng viên nổi tiếng Brigitte Friang.

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra…

Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.
 Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.

Tin mới