Tại sao Nga sử dụng cả siêu pháo Koksan 170mm của Triều Tiên?
Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội Nga, một đoàn tàu chạy từ phía đông nước Nga đang vận chuyển những khẩu pháo được cho là pháo Koksan 170mm M-1989 do Triều Tiên sản xuất.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Đoạn video được cho là quay tại “khu vực không xác định” ở Nga, có thể cung cấp bằng chứng chắc chắn đầu tiên, về những khẩu pháo tự hành Triều Tiên sản xuất, được triển khai trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nếu được xác minh, điều này sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể về mức độ hỗ trợ quân sự của Triều Tiên vào cuộc chiến.Một số nguồn thông tin cho rằng, loại pháo tự hành bánh xích 170mm M-1989 Koksan của Triều Tiên đã xuất hiện ở Nga. Những cáo buộc này xuất phát từ một thông tin của Clash Report, trong đó công bố một bức ảnh chụp một khẩu pháo trên một toa hàng đường sắt "ở đâu đó tại Nga". Thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội X, vào ngày 14/11 năm ngoái.Đây không phải là lần đầu tiên Bình Nhưỡng bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho Moscow. Theo những tiết lộ và thông tin gần đây, từ các nguồn tin tình báo của Mỹ và Ukraine, Triều Tiên đã bắt đầu chuyển giao đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Nga, như một phần của sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa hai nước.Trong số các đợt giao hàng này, có số lượng lớn đạn pháo có thể được sử dụng trong cả cuộc xung đột ở Ukraine và để củng cố cơ sở hạ tầng quốc phòng của Nga. Cũng có thông tin chỉ ra, việc Triều Tiên cung cấp cho Nga các vũ khí khác, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.Ngoài ra, các nguồn tin tình báo của Mỹ và Hàn Quốc cho biết, những chuyến giao vũ khí này, được thực hiện thông qua một mạng lưới các kênh bí mật, nhằm lách lệnh trừng phạt quốc tế. Các tàu chở hàng chất đầy đạn pháo và vũ khí đã được phát hiện ở nhiều vùng biển quốc tế, cho thấy Triều Tiên đang tích cực tham gia vào hoạt động buôn bán vũ khí.Theo các nhà phân tích phương Tây, giai đoạn mới này trong quan hệ giữa Triều Tiên và Nga, có thể dẫn đến việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nga hơn nữa. Đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và nhu cầu cung cấp vũ khí liên tục cho một cuộc xung đột lâu dài.Động cơ của Triều Tiên, trong việc hợp tác quân sự chiến lược với Nga, có một mục tiêu khả thi và rất thực tế, đó là thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên trong điều kiện chiến đấu tổng lực. Nên nhớ hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh.Bình Nhưỡng có thể coi xung đột Ukraine-Nga là một cơ hội thuận lợi cho họ, để thử nghiệm những vũ khí mới. Đây có thể là một bước đi chiến lược, để đánh giá hiệu quả và cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của chúng, trong cuộc chiến tranh tổng lực.Hơn nữa, đối với Triều Tiên, việc tham gia vào một cuộc xung đột quân sự toàn cầu như vậy, có thể là một cách để chứng minh năng lực của mình và thu thập thông tin quân sự có giá trị. Bình Nhưỡng có thể lợi dụng cuộc chiến này, để thử nghiệm vũ khí của mình trong cuộc đối đầu với vũ khí phương Tây, cũng như thu thập thông tin về tác động của chúng trên chiến trường.Việc đưa vũ khí của Triều Tiên sang thử nghiệm ở chiến trường Nga-Ukraine, điều này không chỉ có thể tăng cường sức mạnh quân sự của họ, mà còn đưa Triều Tiên vào vị thế chiến lược tốt hơn, nếu nước này mở rộng các hoạt động quân sự, hoặc điều chỉnh chúng cho một cuộc xung đột lớn hơn trong tương lai.Đối với pháo tầm xa của Triều Tiên, "được phát hiện ở đâu đó tại Nga", nó không nổi bật với những đặc điểm vượt trội hoặc độc đáo, so với các loại pháo tương tự của phương Tây hoặc Nga. Do vậy có thể khẳng định, không có khả năng vũ khí này được gửi đến chiến trường Nga-Ukraine để thử nghiệm, mà chính là Nga đang thiếu vũ khí.Pháo tự hành M-1989 (tên phương Tây đặt) của Triều Tiên, còn được gọi là Koksan, là một trong những loại pháo quan trọng nhất được Triều Tiên sản xuất và được biên chế rộng rãi cho các đơn vị pháo binh cấp chiến dịch của quân đội Triều Tiên. Pháo M-1989 được phát triển dựa trên pháo 2S3 Akatsiya của Liên Xô và được trang bị pháo cỡ nòng tới 170mm, cho cự ly bắn xa hơn.Pháo M-1989 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn nổ phá, đạn hóa học, đạn khói và đạn truyền đơn. Mặc dù độ chính xác của đạn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại đạn, nhưng tầm bắn của pháo M-1989 đạt tối đa khoảng 60 km với đạn pháo tăng tầm, khiến nó trở thành một trong những loại pháo có tầm bắn xa nhất trong các loại pháo nòng xoắn của Triều Tiên.Pháo M-1989 sử dụng khung gầm bánh xích xe tăng T-62, có khả năng cơ động trên nhiều địa hình khác nhau. Khung gầm sử dụng các thành phần mượn từ các mẫu của Liên Xô, nhưng được Triều Tiên cải tiến, bao gồm khả năng bảo vệ tăng cường chống lại vũ khí cỡ nhỏ và mảnh đạn pháo.Pháo M-1989 được trang bị động cơ diesel với công suất khoảng 520 mã lực, giúp nó cơ động với tốc độ tối đa khoảng 60 km/h trên đường nhựa và khoảng 30 km/h trên đường địa hình không bằng phẳng. Điều này mang lại cho M-1989 khả năng cơ động chiến thuật tương đối cao, và là yếu tố rất cần thiết trong chiến tranh hiện đại.Mặc dù pháo M-1989 không được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến nhất, nhưng nó cũng có hệ thống ngắm bắn tự động, giúp pháo thủ lấy phần tử mục tiêu và khai hỏa một cách nhanh chóng. Hệ thống này bao gồm các cơ chế để ổn định pháo và tính toán lượng sửa trận địa và khí tượng.Ngoài ra, pháo M-1989 còn được trang bị một số thiết bị điện tử để quan sát và ngắm bắn, giúp triển khai chiến đấu nhanh. Việc Nga sử dụng pháo M-1989 gây bất ngờ cho giới quan sát, vì có khả năng, kho đạn pháo khổng lồ của Nga đã cạn kiệt và năng lực sản xuất quốc phòng của Nga không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường. (nguồn ảnh TASS, KCNA, CNN, X).
Đoạn video được cho là quay tại “khu vực không xác định” ở Nga, có thể cung cấp bằng chứng chắc chắn đầu tiên, về những khẩu pháo tự hành Triều Tiên sản xuất, được triển khai trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nếu được xác minh, điều này sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể về mức độ hỗ trợ quân sự của Triều Tiên vào cuộc chiến.
Một số nguồn thông tin cho rằng, loại pháo tự hành bánh xích 170mm M-1989 Koksan của Triều Tiên đã xuất hiện ở Nga. Những cáo buộc này xuất phát từ một thông tin của Clash Report, trong đó công bố một bức ảnh chụp một khẩu pháo trên một toa hàng đường sắt "ở đâu đó tại Nga". Thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội X, vào ngày 14/11 năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên Bình Nhưỡng bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho Moscow. Theo những tiết lộ và thông tin gần đây, từ các nguồn tin tình báo của Mỹ và Ukraine, Triều Tiên đã bắt đầu chuyển giao đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Nga, như một phần của sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa hai nước.
Trong số các đợt giao hàng này, có số lượng lớn đạn pháo có thể được sử dụng trong cả cuộc xung đột ở Ukraine và để củng cố cơ sở hạ tầng quốc phòng của Nga. Cũng có thông tin chỉ ra, việc Triều Tiên cung cấp cho Nga các vũ khí khác, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Ngoài ra, các nguồn tin tình báo của Mỹ và Hàn Quốc cho biết, những chuyến giao vũ khí này, được thực hiện thông qua một mạng lưới các kênh bí mật, nhằm lách lệnh trừng phạt quốc tế. Các tàu chở hàng chất đầy đạn pháo và vũ khí đã được phát hiện ở nhiều vùng biển quốc tế, cho thấy Triều Tiên đang tích cực tham gia vào hoạt động buôn bán vũ khí.
Theo các nhà phân tích phương Tây, giai đoạn mới này trong quan hệ giữa Triều Tiên và Nga, có thể dẫn đến việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nga hơn nữa. Đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và nhu cầu cung cấp vũ khí liên tục cho một cuộc xung đột lâu dài.
Động cơ của Triều Tiên, trong việc hợp tác quân sự chiến lược với Nga, có một mục tiêu khả thi và rất thực tế, đó là thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên trong điều kiện chiến đấu tổng lực. Nên nhớ hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh.
Bình Nhưỡng có thể coi xung đột Ukraine-Nga là một cơ hội thuận lợi cho họ, để thử nghiệm những vũ khí mới. Đây có thể là một bước đi chiến lược, để đánh giá hiệu quả và cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của chúng, trong cuộc chiến tranh tổng lực.
Hơn nữa, đối với Triều Tiên, việc tham gia vào một cuộc xung đột quân sự toàn cầu như vậy, có thể là một cách để chứng minh năng lực của mình và thu thập thông tin quân sự có giá trị. Bình Nhưỡng có thể lợi dụng cuộc chiến này, để thử nghiệm vũ khí của mình trong cuộc đối đầu với vũ khí phương Tây, cũng như thu thập thông tin về tác động của chúng trên chiến trường.
Việc đưa vũ khí của Triều Tiên sang thử nghiệm ở chiến trường Nga-Ukraine, điều này không chỉ có thể tăng cường sức mạnh quân sự của họ, mà còn đưa Triều Tiên vào vị thế chiến lược tốt hơn, nếu nước này mở rộng các hoạt động quân sự, hoặc điều chỉnh chúng cho một cuộc xung đột lớn hơn trong tương lai.
Đối với pháo tầm xa của Triều Tiên, "được phát hiện ở đâu đó tại Nga", nó không nổi bật với những đặc điểm vượt trội hoặc độc đáo, so với các loại pháo tương tự của phương Tây hoặc Nga. Do vậy có thể khẳng định, không có khả năng vũ khí này được gửi đến chiến trường Nga-Ukraine để thử nghiệm, mà chính là Nga đang thiếu vũ khí.
Pháo tự hành M-1989 (tên phương Tây đặt) của Triều Tiên, còn được gọi là Koksan, là một trong những loại pháo quan trọng nhất được Triều Tiên sản xuất và được biên chế rộng rãi cho các đơn vị pháo binh cấp chiến dịch của quân đội Triều Tiên. Pháo M-1989 được phát triển dựa trên pháo 2S3 Akatsiya của Liên Xô và được trang bị pháo cỡ nòng tới 170mm, cho cự ly bắn xa hơn.
Pháo M-1989 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn nổ phá, đạn hóa học, đạn khói và đạn truyền đơn. Mặc dù độ chính xác của đạn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại đạn, nhưng tầm bắn của pháo M-1989 đạt tối đa khoảng 60 km với đạn pháo tăng tầm, khiến nó trở thành một trong những loại pháo có tầm bắn xa nhất trong các loại pháo nòng xoắn của Triều Tiên.
Pháo M-1989 sử dụng khung gầm bánh xích xe tăng T-62, có khả năng cơ động trên nhiều địa hình khác nhau. Khung gầm sử dụng các thành phần mượn từ các mẫu của Liên Xô, nhưng được Triều Tiên cải tiến, bao gồm khả năng bảo vệ tăng cường chống lại vũ khí cỡ nhỏ và mảnh đạn pháo.
Pháo M-1989 được trang bị động cơ diesel với công suất khoảng 520 mã lực, giúp nó cơ động với tốc độ tối đa khoảng 60 km/h trên đường nhựa và khoảng 30 km/h trên đường địa hình không bằng phẳng. Điều này mang lại cho M-1989 khả năng cơ động chiến thuật tương đối cao, và là yếu tố rất cần thiết trong chiến tranh hiện đại.
Mặc dù pháo M-1989 không được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến nhất, nhưng nó cũng có hệ thống ngắm bắn tự động, giúp pháo thủ lấy phần tử mục tiêu và khai hỏa một cách nhanh chóng. Hệ thống này bao gồm các cơ chế để ổn định pháo và tính toán lượng sửa trận địa và khí tượng.
Ngoài ra, pháo M-1989 còn được trang bị một số thiết bị điện tử để quan sát và ngắm bắn, giúp triển khai chiến đấu nhanh. Việc Nga sử dụng pháo M-1989 gây bất ngờ cho giới quan sát, vì có khả năng, kho đạn pháo khổng lồ của Nga đã cạn kiệt và năng lực sản xuất quốc phòng của Nga không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường. (nguồn ảnh TASS, KCNA, CNN, X).