Tại sao người Sài Gòn, Hà Nội đóng cửa mùng 1 Tết?

Bí mật người Sài Gòn, Hà Nội đóng cửa mùng 1 Tết khiến nhiều người lần đầu ăn tết ở đây té ngửa...

TTO xin đăng 5 ý kiến giải mã bí mật người Sài Gòn, Hà Nội đóng cửa mùng 1 Tết của bạn đọc được nhiều bạn đọc bấm nút "thích" và đồng ý nhất (tính đến 0h sáng mùng 1 tết Bính Thân 2016 - tức 0h sáng 8/2/2016)
Tai sao nguoi Sai Gon, Ha Noi dong cua mung 1 Tet?
 Đường Huỳnh Văn Bánh (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) một buổi sáng mùng 1 tết - Ảnh: M.C
1. NGUYỄN HỮU KHOA (200 bạn bấm "thích"): "Là một người Sài Gòn sống từ lúc sinh ra đến giờ nên tôi cũng hiểu lý do đóng cửa ở Sài Gòn sáng mùng 1 tết. Trong những ngôi nhà đóng cửa đó một phần thì không có ai, một phần thì đi thăm hỏi cha mẹ ông bà ở ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh... hay về quê gốc của mình. Một số gia đình đóng cửa để gia đình cùng nhau ăn 1 bữa cơm thật yên tĩnh, chỉ những người thân với nhau".
Tai sao nguoi Sai Gon, Ha Noi dong cua mung 1 Tet?-Hinh-2
 Hữu Khoa: "Một số gia đình đóng cửa để gia đình cùng nhau ăn 1 bữa cơm thật yên tĩnh, chỉ những người thân với nhau" - Ảnh: M.C
2. TÈO (123): "Theo tôi có 4 lý do: 1. Cửa hàng đóng cửa (nhiều cửa hàng là chủ đi thuê); 2. Người buôn đóng cửa hàng để về nghỉ ngơi, về nhà riêng của mình, về với gia đình; 3. Sáng mồng 1 mở cửa muộn (do tối hôm trước buôn bán, ...) nên mệt; 4. Ngại xông đất nhà khác (không hợp giờ, hợp tuổi)...
3. KHANH (87): "Mỗi người 1 hoàn cảnh. Nhưng theo mình đường phố mùng 1 vắng tanh là do ngủ nướng, hệ quả thức trắng đêm coi pháo bông, nhậu nhẹt đến 2-3h sáng =))"
4. ĐỖ VĂN SỸ (80): "Dân gian có câu "Mùng một tết Cha - mùng hai tết Chú - mùng ba tết Thầy", ở một góc độ nào đó về khía cạnh của một gia đình truyền thống, thì buổi sáng mùng một tết các thành viên trong một gia đình luôn có tâm lý hướng nội (nói một cách khác về thời gian là thì quá khứ) và cùng quây quần bên nhau vui đón tiết xuân".
5. HOANG HOA XUONG (66: "Ngoài bắc thường sáng mùng 1 tết các nhà ở trong nhà làm cơm cúng các cụ. Là ngày thiêng liêng nhất trong năm,tưởng nhớ thắp hương các cụ. Không muốn ra ngoài cũng khong muốn có ai đến sợ mang điều xấu tới rông cả năm".

Tết Bính Thân: Chọn ngày, giờ tốt xuất hành rước tài lộc

(Kiến Thức) -  Những phép xác suất cổ chỉ đạt độ chính xác từ 40 – 50% nên chớ câu nệ, cần tìm giờ tốt và chú ý cách xử lý tình huống để “hóa giải”.

Âm dương “Trời - Đất” hài hòa với công việc là tốt
GS.TSKH Hoàng Tuấn cho hay, có nhiều phương pháp xem ngày, nhưng nhiều phương pháp nhuốm màu mê tín dị đoan không có cơ sở khoa học. Ví dụ, xem ngày có những ngày trùng tang, liên tang, sát chủ... là những ngày do các thuật sĩ đưa vào không đáng tin. Hiện có 5 phương pháp chính có tính “xác xuất cổ” với độ chính xác đạt từ 40 – 50% là: Sinh khắc can chi, cửu tinh, nhị thập bát tú, 12 chỉ trực và hoàng đạo - hắc đạo. Vì vậy, không nên chọn một phương pháp nào duy nhất mà nên chọn 5 phương pháp chính các sách “Hoàng lịch” xưa đã đưa ra để có độ chính xác cao hơn. Nếu cả 5 phương pháp mà có đến 3 phương pháp trở lên cho là ngày tốt thì thường đúng là ngày tốt trong thực tế. Nếu chỉ có 1 phương pháp cho là ngày tốt còn 4 phương pháp khác đều ghi là ngày xấu thì ngày đó trong thực tế cũng thường là ngày xấu.

Xuất hành đầu năm Bính Thân: Hướng nào tốt nhất?

(Kiến Thức) - Mỗi người khi xuất hành đều ở trong một thời gian và không gian cụ thể. Bởi thế khi chọn lựa nên xem cả phương hướng xuất hành tốt và ngày giờ tốt.

Tuyệt đối tránh xuất hành hướng Đông Nam
Ngày nay, việc chọn hướng xuất hành chủ yếu dựa trên 3 hướng thần cơ bản là Hỉ thần, Tài thần và Hạc thần. Trong đó Hỉ thần và Tài thần là hai hướng tốt và Hạc thần là hướng xấu. Theo quan niệm xưa trong mỗi tháng mỗi năm, 8 hướng sẽ có những vị thần khác nhau trú đóng.

Tin mới