(Kiến Thức) - Dân gian ta có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Đây là tập tục từ xa xưa của người dân Việt Nam với ước muốn cầu mong điều may mắn và no đủ sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Tâm Anh (TH)
Lâu nay, dân gian ta có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" nhằm đề cập đến tập tục dịp năm mới.
Theo đó, vào những ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, người dân Việt Nam có thói quen mua một ít muối về nhà lấy may mắn cho cả năm. Trong khi đó, vào những ngày cuối năm, người dân mua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng nhà với hy vọng tránh được những điều xui xẻo, không may mắn hay ngụ ý xây nhà dựng cửa.
Câu nói trên được nhân dân ta đúc kết từ trong cuộc sống. Cụ thể, người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm. Theo đó, tục mua muối đầu năm với ý nghĩa tượng trưng là cầu mong các mối quan hệ gia đình đậm đà, vợ chồng hòa thuận, cha mẹ - con cái gắn bó, yêu thương.
Ở một số địa phương tại đồng bằng Bắc Bộ, người dân quan niệm rằng, đầu năm mua muối thì cả năm sẽ làm ăn tấn tới, mua may bán đắt, tình cảm gia đình đầm ấm, trọn vẹn như vị đậm đà của muối.
Nhân dân ta có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".
Trái ngược với tục mua muối, người dân thường mua vôi dịp cuối năm. Mua vôi là để xây nhà, ăn trầu và dùng để rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Người ta thường tránh mua vôi đầu năm vì quan niệm vôi trắng tượng trưng cho sự bạc bẽo - "bạc như vôi". Do vậy, người dân tránh mua vôi dịp đầu năm nhằm tránh gặp phải những điều xui xẻo, quan hệ gia đình và công việc không thuận hòa, suôn sẻ.
Người Việt Nam thường mua vôi cuối năm là để quét lại nhà cửa cho thật sạch sẽ để chuẩn bị đón chào một năm mới. Vôi dùng để quét nhà cũng được coi là để xóa đi những điều không may mắn trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu mới, sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thất bại đã trải qua trong năm cũ.
Mời quý độc giả xem video Giới trẻ tranh cãi chuyện ăn Tết truyền thống hay hiện đại (nguồn: Dân Việt)
Ngoài những điều trên, ông Vương Duy Bảo - Cục phó Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) cho hay câu thành ngữ "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" còn có ý nghĩa khác. Theo ông, “mua muối đầu năm” còn mang ý nghĩa là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, hà tiện”, tiết kiệm để dành dụm tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà, dựng cửa. Ý nghĩa này xuất phát từ việc đối với người Bắc Bộ, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là 3 việc quan trọng nhất đời người.
Loạt ảnh đón Tết âm lịch độc nhất vô nhị ở Trung Quốc
(Kiến Thức) - Người dân Trung Quốc đón Tết âm lịch trong không khí hân hoan, vui mừng và tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc đón tết.
Hình ảnh rồng trở thành biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc. Vào mỗi dịp Tết âm lịch, hình ảnh loài rồng xuất hiện trong các hoạt động mừng năm mới của người dân Trung Quốc như múa rồng.
(Kiến Thức) - Cũng giống người Kinh, Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm đối với người Tày. Cùng khám phá phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo của người Tày.
Người Tày ăn Tết bắt đầu ngày 28 tháng Chạp và kết thúc vào ngày mồng 3 năm mới. Ngày này, họ có những phong tục đón Tết vô cùng độc đáo. Người Tày thường trang trí và quét dọn nhà cửa. Ngày 29, người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, lạp sườn…
Ngày 30 Tết, người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà gồm dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để nghỉ ngơi ăn Tết. Đến mồng 7, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức và đến ngày 15, họ ăn Tết lại.
Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong bản sẽ dậy sớm đi lấy nước tại một nơi có nước trong sạch và đặt cành lá đào lên trên bát nước vừa lấy về rồi dâng lên ban thờ.
Người Tày kiêng sáng mùng 1 có người không mời mà vào nhà. Những người được chọn và mời xông nhà ngày Tết phải là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, đặc biệt kỵ nhất là mời người có tang đến xông nhà.
Bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người Tày được các gia đình dựng 4 cây mía vào 4 góc chân bàn thờ để tỏ lòng thành kính mời tổ tiên về ăn Tết.
Các món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên đán của người Tày là bánh chưng đen, bánh khảo, chè lam...
Đàn ông người dân tộc Tày dành những ngày Tết để trả nghĩa cha mẹ: Mồng Một Tết cha (tức bố mẹ vợ), mồng Ba tết thầy (thầy cúng).
Theo phong tục Tết Nguyên đán, vào chiều 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để mời ông bà tổ tiên về ăn tết...
Tết Nguyên đán được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Trải hàng ngàn năm, người Việt vẫn giữ gìn những phong tục Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc và đầy tính nhân văn.