Tại sao Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh?

Không lẽ, hai người con trai của Tần Thủy Hoàng không mang họ của cha.

Tại sao Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh?

Tần Thủy Hoàng, tên huý là Chính, họ Doanh, thị Triệu, là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.

Về vấn đề tại sao 2 người con trai của Tần Thủy Hoàng đề không mang họ Doanh như cha, thực ra nghe có vẻ khó hiểu nhưng lại có cách lý giải cụ thể khá đơn giản.

Tai sao Phu To va Ho Hoi deu khong mang ho Doanh?

Ảnh minh họa.

Họ và thị ngày nay không còn tách biệt nữa mà gọi chung là họ. Nhưng vào thời Tiên Tần có sự phân biệt rất rõ ràng.

Sự khác biệt giữa hai điều này tương đương với sự khác biệt giữa một gia tộc lớn và một gia tộc nhỏ.

Ví dụ như họ Doanh, không chỉ có nước Tần có họ Doanh mà nước Triệu cũng có họ Doanh, hai nước có chung một tổ tiên nhưng có lẽ chúng ta chưa từng nghe đến một ông vua nào của nước Triệu được gọi là "Doanh XX", nguyên nhân là bởi họ thời đó không được dùng để xưng hô.

Tai sao Phu To va Ho Hoi deu khong mang ho Doanh?-Hinh-2

Thứ hai, không gọi là "Doanh Chính" thì sẽ gọi là gì?

Không gọi Tần Thủy Hoàng là Doanh Chính thì nên gọi ông bằng cái tên nào đây?

Trong "Sử ký" có nói rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng được sinh ra, lấy Thị là Triệu, gọi là Triệu Chính. Vậy cách gọi Triệu Chính có đúng hay không?

Cách gọi này đúng mà cũng không đúng.

Việc nghiên cứu dòng họ thời Tiên Tần vô cùng phức tạp. Dưới đây là một ví dụ sơ bộ.

Phía trước tên không thêm "Thị" trong các tình huống sau:

Tình huống thứ nhất, các ông vua thường lấy tên nước chứ không lấy Thị. Một khi lên làm vua một nước, sẽ không dùng "Thị" trước đây nữa, mà đổi thành tên của đất nước.

Ví dụ trước đây Tần Thủy Hoàng được gọi là Triệu Chính, nhưng sau khi lên làm Tần vương thì không thể gọi ông là Triệu Chính nữa, mà gọi là "Tần Vương Chính" hoặc là "Tần Chính".

Tình huống thứ hai, Công tử được gọi theo tên nước thay vì Thị. Công tử chính là con trai của vua, cũng không thêm họ mà thêm tên nước.

Tình huống thứ ba, Công tôn cũng được gọi theo tên nước thay vì Thị. Công tôn chính là con trai của Công tử, cũng không thêm họ mà thêm tên nước như Công Tử.

Như vậy, sẽ có thời điểm không thể gọi Tần Thủy Hoàng là "Triệu Chính".

Khi Tần Thủy Hoàng được sinh ra, ông cố của ông là Tần Chiêu Vương, ông nội An Quốc quân là Thái tử, chính là "Công tử", còn cha là Doanh Tử Sở là con trai của An Quốc quân, chính là "Công tôn".

Tai sao Phu To va Ho Hoi deu khong mang ho Doanh?-Hinh-3

Chân dung Tần Thủy Hoàng.

Tần Vương, Công tử, Công tôn đều không thêm "Thị" trước tên của mình. Khi Tần Thủy Hoàng vừa mới ra đời, thì ông là đời thứ tư, không thuộc vào hàng ngũ "Vua", "Công tử", "Công tôn", vì vậy có thể có "Thị", lấy "Triệu" làm Thị của mình, gọi là Triệu Chính.

Tuy nhiên, cách gọi tên cũng sẽ thay đổi theo thân phận của ông.

Sau khi trở thành "Công tôn", "Công tử", thì không thể dùng Thị "Triệu" nữa, mà nên gọi là "Công Tôn Chính", "Công Tử Chính", hoặc là thêm một chữ "Tần", sẽ thành "Tần Công Tử Chính", "Tần Công Tôn Chính". Sau khi trở thành vua một nước thì gọi là "Tần Vương Chính".

Thứ ba, Phù Tô và Hồ Hợi đều là tên, không có Thị

Phù Tô và Hồ Hợi đều là con trai của vua Tần Thủy Hoàng. Phù Tô không phải họ "Phù" tên "Tô", Hồ Hợi cũng không phải họ "Hồ" tên "Hợi". Phù Tô và Hồ Hợi đều là tên chứ không liên quan đến họ.

Có người gọi Phù Tô là "Doanh Phù Tô", gọi Hồ Hợi là "Doanh Hồ Hợi", là chưa đúng.

Phù Tô và Hồ Hợi đều là Hoàng tử, nhưng dựa theo truyền thống thì vẫn gọi là "Công tử". Bởi vì, cách gọi chính xác của Phù Tô là "Công Tử Phù Tô" hoặc "Tần Công Tử Phù Tô", và cách gọi chính xác của Hồ Hợi là "Công Tử Hồ Hợi" hoặc "Tần Công Tử Hồ Hợi".

Chính bởi cách gọi này mà trong tên của 2 người con Tần Thủy Hoàng không có sự xuất hiện của họ Doanh. 

Vì sao bẫy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn hoạt động sau 2000 năm?

Cung, nỏ là loại vũ khí phòng vệ hữu hiệu. Người xưa dùng chúng để đặt bẫy trong các lăng mộ quan trọng như lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Vì sao bẫy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn hoạt động sau 2000 năm?
Có những cái bẫy với hàng trăm mũi tên chờ sẵn?

Kinh hãi lời nguyền đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được cho là lấy nguyên mẫu từ binh sĩ thật của nhà Tần. Đội quân này mang theo "lời nguyền" chết chóc đối với kẻ nào mạo phạm nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.

Kinh hãi lời nguyền đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Kinh hai loi nguyen doi quan dat nung trong mo Tan Thuy Hoang
 Theo sử sách, đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng mất 36 năm mới hoàn thành với sự tham gia của 700.000 công nhân. 

Tiết lộ nóng vụ ám sát Tần Thủy Hoàng ít biết trong lịch sử

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Tần Thủy Hoàng suýt mất mạng khi bị một nhạc công mù ám sát. Người này có tên Cao Tiệm Ly dùng tiếng đàn của mình khiến Tần Thủy Hoàng ngồi lại gần rồi bất ngờ tấn công khiến vị hoàng đế này sợ hãi.

Tiết lộ nóng vụ ám sát Tần Thủy Hoàng ít biết trong lịch sử
Tiet lo nong vu am sat Tan Thuy Hoang it biet trong lich su
 Kể từ khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đối mặt với nhiều âm mưu ám sát nguy hiểm đến tính mạng. Trong số này có một nhạc công mù tên Cao Tiệm Ly.

Tin mới