Tại sao tên lửa R-37M lại giúp Su-57 trở nên đáng sợ hơn?

Bộ Quốc phòng Nga thông báo đang hoàn tất những thử nghiệm cuối cùng của tên lửa không đối không mới định danh R-37M được thiết kế để tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào từ khoảng cách hàng trăm km.
 

Theo đó mẫu tên lửa không đối không mới của Không quân Nga có tầm bắn hơn 300 km này được thiết kế để tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào từ khoảng cách hàng trăm km. Hơn thế, kẻ thù không thể phát hiện R-37M đang tiến đến cho đến khi quá muộn. Đặc tính “tàng hình" này của tên lửa R-37M (NATO định danh là Arrow - Mũi tên) là nhờ một hệ thống nhắm bắn có một không hai.
Các tính năng chi tiết của R-37M chưa được tiết lộ nhưng về cơ bản, R-37M hoạt động có sự kết hợp giữa radar của máy bay, hệ thống dẫn đường quán tính và một radar lắp trong tên lửa. Điều này làm tăng đáng kể khả năng không chiến của các máy bay được trang bị R-37M.
R-37M làm tăng đáng kể khả năng hủy diệt của máy bay thế hệ 5 Su-57. Ảnh: Sputnik
R-37M làm tăng đáng kể khả năng hủy diệt của máy bay thế hệ 5 Su-57. Ảnh: Sputnik 
Tên lửa R-37M là biến thể cải tiến từ tên lửa không đối không R-37 do Liên Xô chế tạo từ những năm 1980. Thời đó, tên lửa tầm xa là một vũ khí chủ lực của các tiêm kích đánh chặn Liên Xô chống lại những máy bay ném bom chiến lược của địch. Và R-37, nặng tới 6 tấn và dài 4 mét, được trang bị cho tiêm kích đánh chặn MIG-31.
Giữa thập niên 2000, Nga bắt đầu dự án hiện đại hóa tên lửa R-37 nặng nề này để có thể trang bị cho nhiều loại máy bay như Su-30, Su-35 và máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57. Kết quả, R-37M chỉ nặng 500 kg với đầu nổ 60 kg và tầm bắn xa trên 300 km.
Cách nhắm bắn đặc biệt của R-37M, gồm ba hệ thống biệt lập nhau, giúp tên lửa bay đến mục tiêu mà không bị phát hiện.
Khi nhắm bắn, các radar của máy bay phát hiện mục tiêu từ xa. Khi tìm được mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình, hoặc tọa độ tương đối của nó, máy bay sẽ bắn tên lửa về vùng mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường quán tính. Nghĩa là tên lửa không sử dụng radar mang theo và do vậy không bị địch phát hiện. Khi tới gần mục tiêu, R-37M sẽ bật radar dẫn đường và tăng tốc nhanh chóng lên vận tốc siêu vượt âm (Mach 6, tức hơn 7.000 km/giờ). Lúc này phi công địch mới phát hiện tên lửa đang nhắm đến, nhưng sẽ không đủ thời gian xử lý.
Chuyên gia Alexei Leonkov cho biết: “Những tên lửa tầm xa nằm trong ý tưởng về không chiến ‘xa hơn tầm nhìn’. Chúng được sử dụng để tiêu diệt những máy bay được thiết kế để tránh các hệ thống phòng không. Bắn hạ máy bay bao giờ cũng hiệu quả hơn đối phó với những tên lửa đã được phóng”.
Các chuyên gia Nga khẳng định, với hệ thống vũ khí hiện đại, trong đó có tên lửa R-37M, các máy bay Nga, đặc biệt là át chủ bài Su-57, sẽ ngày càng bất khả chiến bại.

Mục kích MiG-29SMT, Su-34 Không quân tập trận bắn tên lửa

(Kiến Thức) - Không quân Nga mới đây đã tiến hành cuộc tập trận Lagoda 2016 với sự tham gia của hàng loạt máy bay chiến đấu tối tân nhất như Su-34, MiG-29SMT.

Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua
Vừa trở về từ Syria, lực lượng Không quân Nga đã tiến hành một cuộc diễn tập chiến thuật mang tên “Ladoga 2016”. 
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-2
  Lực lượng tham gia gồm các phi công ở các khu vực thuộc quân khu miền Tây như Voronezh, Tver và Kursk cũng như vùng Cộng hòa Karelia.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-3
 Trong mấy ngày ước tính có khoảng 50 phi công lái MiG-29SMT, MiG-31, Su-34 cùng với các phiên bản Su-27 đã đến khu vực tập trận thực hành bắn tên lửa và mô phỏng không chiến. 
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-4
 Cuộc diễn tập này đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực chiến đấu cả ban ngày lẫn ban đêm.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-5
 Một chiếc MiG-29SMT của Không quân tiêm kích Nga chuẩn bị cất cánh.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-6
 Máy bay ném bom Su-34 lao lên bầu trời.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-7
 Trong đợt diễn tập, máy bay Su-27 đã dựa vào tình báo trên không để xuất kích đánh chặn mục tiêu ở độ cao 10.000m.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-8
 Trong cả đợt tập trận, lực lượng Không quân Nga đã bắn hơn 100 quả tên lửa không đối không khác nhau. Ngoài ra còn có hơn 1.500 quả đạn pháo cũng được bắn ra.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-9
 Chuẩn bị cho một máy bay chiến đấu xuất kích.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-10
 Tiêm kích đa năng MiG-29SMT.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-11
 Máy bay ném bom Su-34 mang theo bom chuẩn bị cho bài tập.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-12
 Su-34 đã chứng minh được khả năng tác chiến tuyệt vời ở chiến trường Syria.
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-13
 
Muc kich MiG-29SMT, Su-34 Khong quan tap tran ban ten lua-Hinh-14
 Máy bay Su-34 đang được kiểm tra kỹ thuật trước khi tham chiến.

Ấn tượng mạnh Không quân Nga trong duyệt binh 9/5

(Kiến Thức) - Dàn máy bay hùng mạnh của Không quân Nga tiếp tục tạo nên điểm nhấn trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm chiến thắng phát xít. 

An tuong manh Khong quan Nga trong duyet binh 9/5
 Kỷ niệm 71 năm chiến thắng phát xít vĩ đại của quân dân Liên bang Xô Viết, Không quân Nga đã huy động 71 máy bay chiến đấu – trực thăng tham dự lễ duyệt binh hoành tráng trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mil Mi-26.  

Tin mới