Tài xế xe biển số xanh không chịu mua vé qua BOT Sóc Trăng

Vừa thu phí trở lại sau 5 giờ xả trạm, BOT Sóc Trăng tiếp tục bị tài xế phản ứng. Trong đó có lái xe biển số xanh của tỉnh Cà Mau không chịu mua vé.

Tài xế xe biển số xanh không chịu mua vé qua BOT Sóc Trăng
Chiều 7/1, BOT Sóc Trăng xả trạm lần hai trong ngày lúc 15h. Khi đó, cả 6 làn thu phí ở hai hướng Sóc Trăng đi Cần Thơ và ngược lại đều bị ùn tắc cục bộ, xe xếp hàng dài từ 150-200 m.

5 giờ trước đó, BOT Sóc Trăng xả trạm lần đầu tiên lúc gần 9h, khi có nhiều tài xế không chịu mua vé và dừng xe rất lâu tại cabin thu phí, gây kẹt xe khoảng 500 m.

Tai xe xe bien so xanh khong chiu mua ve qua BOT Soc Trang hinh anh 1
Trưởng trạm BOT Sóc Trăng Nguyễn Duy Dương giải thích những thắc mắc của tài xế. Ảnh: Việt Tường.

Trước khi xả trạm lần 2, BOT Sóc Trăng thu phí trở lại lúc 14h. Chỉ 10 phút sau, nhiều tài xế ở cả hai hướng đã dừng xe tại cabin thu phí nhưng không chịu mua vé.

Tài xế 29 tuổi Vũ Thành Luân (ngụ huyện Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết mỗi ngày anh lái xe tải loại dưới 4 tấn chạy qua BOT Sóc Trăng khoảng 10 lần, mỗi lần mua vé 35.000 đồng. Gần 10h cùng ngày, tài xế này qua trạm không phải mua vé nhưng chiều nay phải mua nên Luân phản ứng.

"Tôi không có đồng nào trong túi, giấy tờ tùy thân cũng không, chỉ có chiếc điện thoại thì làm sao mua vé", Luân nói và cho xe dừng lại ở một làn xe từ hướng Cần Thơ đi Sóc Trăng cho đến lúc xả trạm.

Cũng chạy xe hướng Cần Thơ đi Sóc Trăng nhưng tài xế ôtô gắn biển số xanh của tỉnh Cà Mau là anh Đỗ Minh Kha không chịu mua vé. Anh này nói rằng xe đã đóng phí bảo trì đường bộ nên mua thêm vé qua trạm BOT là bất hợp lý.

Tai xe xe bien so xanh khong chiu mua ve qua BOT Soc Trang hinh anh 2
Tài xế Đỗ Minh Kha chạy xe biển số xanh của tỉnh Cà Mau không chịu mua vé qua trạm BOT Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường.

"Xe tôi có gắn tem đóng phí bảo trì đường bộ thì tại sao phải đóng phí qua trạm. Trạm thu phí 'đẻ' ra ngày càng nhiều là vì sao. Cục đăng kiểm đường bộ sao không trả tiền cho những nhà đầu tư BOT mà bắt người dân phải trả", tài xế Kha phản ứng.

Trong lúc anh Kha tranh luận với nhân viên bán vé thì ở làn thu phí thứ 3, hướng Cần Thơ đi Sóc Trăng, tài xế Dương Tấn Lộc (23 tuổi, ở quận 12, TP.HCM) lái xe tải biển số 51C-205... cũng không chịu mua vé. Anh này cho xe phóng nhanh vượt qua cabin thu phí nhưng bị barie chặn lại.

Tài xế Lộc sau đó bước xuống xe và yêu cầu nhân viên bán vé cho gặp lãnh đạo trạm thu phí. Ông Nguyễn Duy Dương, Trưởng Trạm BOT Sóc Trăng, đến giải thích những thắc mắc của tài xế nhưng anh Lộc không đồng ý.

"Từ 9h sáng tới giờ trạm xả liên tục, nhiều xe không phải đóng phí thì tại sao xe tôi bây giờ phải mua vé. Xe tôi đã đóng phí bảo trì đường bộ, tôi chở hàng hóa đi gấp, nếu hư hỏng các anh phải chịu trách nhiệm", Lộc nói trước mặt nhiều người và kiên quyết không mua vé cho đến khi trạm được xả lúc 15h.

Tai xe xe bien so xanh khong chiu mua ve qua BOT Soc Trang hinh anh 3
Tài xế Dương Tấn Lộc ở TP.HCM nhảy xuống xe tải để phản ứng với nhân viên thu phí. Ảnh: Việt Tường.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Duy Dương cho biết theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) là khi nào tình hình ổn định thì trạm thu phí trở lại, nếu ùn ứ thì xả.

Đường lún và ổ gà trên hai tuyến BOT 1.800 tỷ đồng

Hai dự án BOT ở Sóc Trăng, Bạc Liêu được đầu tư khoảng 1.800 tỷ đã đưa vào sử dụng nhưng đường còn chờ lún, xuất hiện nhiều ổ gà.

Đường lún và ổ gà trên hai tuyến BOT 1.800 tỷ đồng
Duong lun va o ga tren hai tuyen BOT 1.800 ty dong

Hơn hai tháng rưỡi trước, trạm thu phí tại Km 2123 + 250 trên quốc lộ 1 đã chính thức hoạt động lúc 0h ngày 1/6. Trạm đặt tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) thuộc Dự án đầu tư công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 2118 + 600 đến Km 2127 + 320,75 và xây dựng tuyến đường tránh TP Sóc Trăng theo hình thức BOT. 

BOT là mảnh đất màu mỡ cho nhóm lợi ích “tay không bắt giặc“

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, một số nhà đầu tư BOT “tay không bắt giặc”, trúng thầu không làm gì, chỉ đem bán lại dự án và nhận một khoản chênh lệch.

BOT là mảnh đất màu mỡ cho nhóm lợi ích “tay không bắt giặc“
Bên lề buổi Tọa đàm khoa học các dự án hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) - Chính sách và giải pháp, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chủ trương phát triển hạ tầng bằng các dự án BOT sử dụng vốn xã hội là cần thiết.

BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý?

(Kiến Thức) - BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý? Quyền lợi người dân bị xâm phạm khi không đi vào đường BOT vẫn bị thu phí?

BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý?

Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, BOT  (xây dựng, vận hành, chuyển giao) là một chủ trương đúng đắn để huy động nguồn lực xã hội vào công cuộc hiện đại hóa hạ tầng giao thông ở nước ta. Tuy nhiên, sau nhiều bất cập nóng xảy ra ở BOT Bến Thủy, Cai Lậy cũng như không ít trạm thu phí BOT trên cả nước, mặt trái của các dự án BOT cũng dần lộ diện.

Nguyên nhân đều xuất phát từ xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và đối tượng phải thu phí là người dân.

Tin mới