Tạm dừng tổ chức các giải đấu do VFF tổ chức

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thông báo tạm dừng tổ chức các giải đấu bóng đá trong nước.

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trong thời gian chờ Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, hôm nay (20/7), Ban tổ chức các giải: bóng đá nữ Vô địch quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2024, vòng loại giải bóng đá vô địch U21 quốc gia 2024, Vòng chung kết giải bóng đá vô địch U17 quốc gia - Cúp Thái Sơn Nam 2024, giải bóng đá nữ vô địch U16 quốc gia 2024 đã có thông báo tạm dừng tổ chức các giải bóng đá kể từ ngày 20/7/2024 cho đến khi có thông báo mới.

Ông Lê Khánh Hải sẽ xin rời vị trí Chủ tịch VFF

Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Khánh Hải xác nhận ông sẽ xin rút khỏi vị trí do bận công việc mới.

Ông Lê Khánh Hải sẽ xin rời vị trí Chủ tịch VFF
“Tôi bận nhiệm vụ mới nên sẽ báo cáo lãnh đạo, xin rút khỏi vị trí Chủ tịch VFF, để người khác lên làm thay. Tôi tin rằng nhiều người khác có đủ năng lực thay mình nhận nhiệm vụ”, ông Hải chia sẻ với báo giới.

Năm 2022 VFF nhận được bao nhiêu tiền tài trợ?

Phó Chủ tịch phụ trách tài chính Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF Lê Văn Thành cho biết hoàn thành vượt chỉ tiêu kiếm tài trợ khi thu về nhiều hơn năm 2021 gần 50 tỷ đồng.

Năm 2022 VFF nhận được bao nhiêu tiền tài trợ?

Câu chuyện về nguồn thu của LĐBĐ Việt Nam (VFF) luôn nóng hổi trên nhiều diễn đàn bóng đá. Đặc biệt, trong bối cảnh kỳ Đại hội khóa IX đã cận kề thì vấn đề tài chính càng được chú ý.

Mới đây theo tiết lộ từ Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF - ông Lê Văn Thành, 209,5 tỷ đồng là con số mà LĐBĐ Việt Nam (VFF) thu về từ tài trợ, quảng cáo và bản quyền truyền hình. Với số tiền này giúp VFF khép lại khoá VIII với mức thu lớn nhất lịch sử.

Đại hội VFF khóa 9: Ứng viên ghế "nóng" tranh cử thế nào?

Ghế Phó Chủ tịch VFF khóa 9 được dự báo là cuộc đua rất căng thẳng, tuy nhiên hiện đa số ứng viên cho ghế 'nóng" chưa bật mí đề án tranh cử.

Đại hội VFF khóa 9: Ứng viên ghế "nóng" tranh cử thế nào?

Gần một tháng sau khi VFF công bố các ứng viên đã hoàn thiện hồ sơ, đủ tư cách tham gia ứng cử vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban kiểm tra, Ban chấp hành VFF khóa 9, hiện mới có duy nhất ông Nguyễn Trung Kiên - Tổng Giám đốc Next Media, 1 trong 2 ứng viên Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính và vận động tài trợ khoá 9 bật mí về "đề án" tranh cử.

"Nếu tôi trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi có thể có một số thứ làm tốt hơn cho bóng đá. Tôi sẽ giúp tăng trưởng 50% nguồn thu mỗi năm cho VFF so với giá trị hiện tại.

Tôi cũng có thể hỗ trợ đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam, đưa cầu thủ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài đào tạo...", ông Kiên nhấn nhấn mạnh tham vọng trong "đề án".

Dai hoi VFF khoa 9: Ung vien ghe

Rất ít ứng viên công khai đề án tranh cử tại đại hội VFF khóa 9

Tính khả thi của đề án trên còn phải chờ thời gian trả lời, và quan trọng là đại diện đến từ Next Media có nhận đủ phiếu bầu để trúng ghế Phó Chủ tịch VFF khóa 9 hay không.

Tuy nhiên, việc các ứng viên chủ động công khai đề án, mục tiêu, chương trình hành động, cam kết nếu trúng cử là rất hoan nghênh.

Theo tìm hiểu, không ít người ủng hộ việc các ứng viên công bố đề án tranh cử của mình, bởi đây là việc làm mang tính công khai và rất văn minh, từ đó giúp lá phiếu của những người tham gia bầu cử có trách nhiệm hơn.

Thực tế, trong quá khứ, không ít ứng viên có bản đề án tranh cử vào những chiếc "ghế nóng" ở VFF. Những ứng viên này đưa ra một số nội dung phù hợp, nhưng cũng có những tranh cãi về tính khả thi.

Dai hoi VFF khoa 9: Ung vien ghe

Đại hội VFF khóa 9 cần những lá phiếu bầu có trách nhiệm, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam

Để có sự an toàn, nhiều ứng viên chọn cách im lặng bởi thời điểm trước Đại hội rất "nhạy cảm", chỉ cần một sai lầm có thể bị trả giá bằng các phiếu bầu, hoặc bị chính các đối thủ "đánh".

Nhưng việc công bố đề án tranh cử là rất cần thiết, thậm chí là nên bắt buộc. Hành động này thể hiện sự tin với những mục tiêu của bản thân, thay vì tìm cách tung tiểu xảo, công kích đối thủ để chạy đua như từng diễn ra ở các đại hội trước đây. Và mới đây, ít nhiều cũng vừa mới "nổi sóng" trong giai đoạn nước rút của kỳ đại hội lần này.

Ngày 6/11, Đại hội VFF khoá 9 diễn ra tại Hà Nội. Dư luận chờ đợi có thêm những bản đề án tranh cử trước đại hội. Và nếu tất các ứng viên đều có đề án, thì đó mới là một cuộc đua công khai, hấp dẫn và rất thú vị, có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam.

Nóng ghế Phó Chủ tịch VFF
Trong khi ghế Chủ tịch VFF chỉ có một ứng viên là Quyền Chủ tịch VFF khóa 8 Trần Quốc Tuấn, các vị trí Phó Chủ tịch VFF phụ trách mảng tài chính-tài trợ, chuyên môn và truyền thông có tới 8 ứng viên tranh cử. Ngoài ra, 25 thành viên khác sẽ tham gia ứng cử vào 13 chiếc ghế ủy viên ban chấp hành, bên cạnh 4 chiếc ghế BCH dành cho các lãnh đạo VFF nhiệm kỳ 9.

Tin mới