Tâm sự của nàng dâu 5 năm chưa được ăn Tết nhà ngoại

Thế là cái Tết này nữa là tròn 5 năm con không ăn Tết cùng bố mẹ. Cứ tưởng rằng con gái ở đâu đâu thật xa xôi đến nửa vòng trái đất, nhưng không, con ngay trong dải đất hình chữ S này, vậy mà 5 cái Tết nay con không được về nhà.

Ngày lấy chồng xa quê, con đã được bố mẹ cảnh tỉnh. Nhưng vì thương con gái, chiều theo ý muốn và sự sắp đặt của trời đất mà bố mẹ để con lên duyên với người đàn ông con yêu suốt 4 năm đại học, dẫu rằng nhà anh ấy quá xa, cách nhà mình đến 300 cây số.
Ngày con lên xe hoa, mẹ khóc ròng không muốn cho con biết nên đã trốn đi vào cái giây mà con bước lên chiếc xe hoa ấy. Suốt cả đoạn đường đi con khóc nhòe cả lớp trang điểm. Nhưng hạnh phúc của con, bố mẹ nào ngăn cản. Lời mẹ nói "con phải cố gắng sống cho hạnh phúc!" đến giờ con nghĩ lại mà mũi cay cay.
Những Tết đầu tiên sau cưới, con còn được về thăm gia đình, để lại quây quần bên bố mẹ trong cái Tết ấm áp và hạnh phúc ấy. Nhưng rồi những chuyến viếng thăm cứ thưa dần, khoảng cách xa xôi bắt đầu hiện hữu trong các lý do để được trở về nhà. Những lần sinh con cũng trở thành nguyên nhân. Và rồi thắt đi đã 5 năm trôi qua, con chưa từng được về nhà để quây quần cùng bố mẹ.
Tam su cua nang dau 5 nam chua duoc an Tet nha ngoai
Ảnh minh họa. 
5 cái Tết ở nhà chồng là 5 cái Tết thật đáng nhớ, không phải bởi vì niềm hạnh phúc trào dâng mà bởi nó quá rườm rà khiến con sợ hãi. Tết bắt đầu chính thức từ 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, gần như ngày nào nhà chồng cũng có cơm cúng. 28 Tết là tổng kết cuối năm của dòng họ, 29 là giỗ bà nội chồng, 30 làm cơm cúng Tất niên. Mùng 1 cúng đầu năm ở nhà thờ tổ…, kéo dài đến mùng 6 âm hóa vàng.
Mẹ chồng con vốn nổi tiếng cầu kỳ trong khoản cỗ bàn. Bà quan niệm, Tết là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và sự hiếu khách của gia đình với dòng họ, vì thế không thể làm qua loa được. Ngày Tết mà sáng nào con cũng phải dậy từ 3 giờ sáng tất bật sửa soạn, nấu cỗ cho kịp giờ cúng. Con gái của bố mẹ cũng thật phi thường!
Những ngày giáp Tết này, thấy bạn bè ở cơ quan cứ hỏi nhau bao giờ về Tết mà lòng con xót xa. Hẳn giờ này mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa cơm cúng, hẳn giờ này ba đang lúi húi lau dọn ban thờ và khoảng sân vườn xanh ngát trước hiên nhà... Nỗi nhớ bố mẹ, nỗi nhớ gia đình cứ trào dâng trong ngày cận Tết.
Phải rồi, Tết này con sẽ về. Không thể để lâu hơn được nữa. Mọi sự rườm rà có thể bỏ qua, có thể cắt đi được để dành thời gian cho những yêu thương gia đình. 5 cái Tết xa nhà đủ để được coi là đã trọn vẹn với gia đình nhà chồng để có một chút nghĩ về gia đình bố mẹ đẻ. 5 năm qua, bố mẹ cũng mong chờ con gái con rể và các cháu biết chừng nào. Năm nay, nhất định con sẽ về, chẳng thể muộn hơn...

Bày mâm ngũ quả thế nào để may mắn cả năm?

(Kiến Thức) - Từ xưa, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp tết. Mâm ngũ quả vừa là để dâng lên bàn thờ tổ tiên, vừa để trang trí cho không khí tết thêm vui tươi, sắc màu.

Vào dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt.
Bay mam ngu qua the nao de may man ca nam?
Mâm ngũ quả thường gồm có 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Ảnh minh họa. 

Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách bày mâm ngũ quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với nhiều màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: thể hiện sự thăng tiến.

Mai: hạnh phúc, không cô đơn.

Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.

Táo: có nghĩa là phú quý.

Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.

Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.

Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.

Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả của ba miền khác nhau ra sao

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bày mâm ngũ quả truyền thống ở miền Bắc thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác.

Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Bay mam ngu qua the nao de may man ca nam?-Hinh-2
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, đọc chệch thành các tên “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.  Ảnh minh họa: Internet.

Loạt món ăn tuyệt đối không được bỏ khỏi mâm cỗ tất niên

(Kiến Thức) - Cúng tất niên mỗi dịp Tết là phong tục tập quán quan trọng, không thể thiếu của các gia đình Việt Nam. Mâm cỗ cúng tất niên sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu những món ăn này.
 

Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien
 Thịt gà là món ăn bắt bắt buộc phải có không chỉ trong mâm cỗ cúng tất niên mà còn trong mâm cúng đêm giao thừa. Ảnh: staticflickr.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-2
 Một đĩa thịt gà ngon, đẹp mắt phải đảm bảo đạt các tiêu chí: da gà vàng ươm, ăn giòn, không bị nát, không bị nứt. Ảnh: nguoivietonhat.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-3
 Canh măng nấu móng giò cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày cuối năm. Ảnh: cooky.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-4
 Canh bóng thả cũng là món ăn phải có trên mâm cỗ cũng gia tiên ngày tất niên. Ảnh: agiadinh.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-5
 Bên cạnh đó, ở nhiều vùng miền, mâm cỗ tất niên còn phải có một đĩa thịt lợn. Ảnh: amthuc24.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-6
 Một trong những món ăn không thể thiếu ngày Tết đó là bánh chưng. Ảnh: banhmro.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-7
 Bánh chưng ngon phải là bánh có màu xanh mướt, dẻo thơm, ngon đậm đà. Ảnh: huengaymoi.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-8
 Ngoài ra cũng không thể thiếu một đĩa giò. Ảnh: phunungaynay.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-9
 Và một đĩa chả quế. Ảnh: foody.
Loat mon an tuyet doi khong duoc bo khoi mam co tat nien-Hinh-10
 Ngoài ra, nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng tất niên với nhiều món ăn khác nhau như thịt đông, nem rán, món xào…Ảnh: vietnammoi.

Tin mới