Tâm thư gửi Bộ trưởng Thăng: Thôi đừng giảm giá vé máy bay!

Thư của độc giả gửi Bộ trưởng Bộ Đinh La Thăng về gợi ý giảm giá vé máy bay tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai công tác năm 2016 của bộ.

Video hướng dẫn cách mua vé máy bay: (Nguồn: Youtube):
Kính gửi bác Bộ trưởng!
Cháu được biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai công tác năm 2016 của Bộ GTVT ngày 4/1 vừa qua, bác đã đưa ra một gợi ý giảm giá vé máy bay cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines được đông đảo người dân ủng hộ.
Đó là đề xuất giảm giá vé máy bay “cho bà con nhờ” vì lợi nhuận của hãng hàng không này tăng 129% so với kế hoạch.
Quả thực, ngay sau khi biết được “gợi ý” đó của bác, tất thảy người dân đều vui mừng khấp khởi mong đến ngày được “bay” giá rẻ.
Nhưng suy đi xét lại thì cháu thấy với “tình hình hàng không” như hiện nay thì thà đừng giảm giá vé còn hơn!
Giá cả theo cung – cầu nên việc vé đắt hay rẻ không quan trọng bằng chất lượng có xứng với số tiền bỏ ra hay không.
Bác xem, Vietnam Airlines giá vé cao nhất so với các hãng hàng không khác nhưng nhiều người vẫn lựa chọn thay vì những hãng bình dân hơn.
Đương nhiên, không phải vì người ta muốn chứng minh đẳng cấp mà đơn giản là vì chất lượng của hãng này là tốt hơn cả (so với các hãng giá rẻ).
Hi vọng giá vé máy bay giảm nhưng chất lượng không giảm. Ảnh: Internet.
Hi vọng giá vé máy bay giảm nhưng chất lượng không giảm. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, lựa chọn đó chỉ là “tốt hơn” chứ không phải lựa chọn mang đến sự hài lòng tuyệt đối.
Bác thấy đấy, trong năm vừa qua việc chậm, hủy chuyến bay đã giảm nhưng tỉ lệ vẫn còn rất cao. Jetstar Pacific “dẫn đầu” với 20,8% còn “anh cả” Vietnam Airlines chậm chuyến thấp nhất nhưng cũng chiếm tới gần 15%.
Chẳng những vậy, “đặc sản” mất cắp hành lí của ngành hàng không Việt Nam “vang bóng” khắp các châu lục khiến cho bất cứ du khách, Việt kiều nào sử dụng dịch vụ vận tải đắt đỏ này cũng bức xúc và “khiếp sợ”.
Thế đó bác ạ, với giá vé ở mức “bình thường” (thậm chí là hơi cao) nhưng những gì người dân chúng cháu nhận được không hề tương xứng. Có lẽ, chính vì dịch vụ không tương xứng nên mọi người mới thấy đắt!
Nên cháu mạo muội nghĩ rằng trước tiên bác hãy đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không một cách thực sự hiệu quả và triệt để đã. Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ thì đương nhiên giá vé đắt hay rẻ cũng không còn quan trọng nữa.
Người dân như chúng cháu thà phải trả mức vé như cũ để hưởng dịch vụ hàng không tốt hơn còn hơn là rẻ hơn một vài trăm nhưng mua thêm bực vào người.
Từ việc cơ sở vật chất ở sân bay quá kém (sân bay Tân Sơn Nhất “được” bình chọn là một trong những sân bay tệ nhất thế giới). Cho đến ý thức, thái độ của các nhân viên sân bay.
Cháu trộm nghĩ, chắc mức lương của nhiều nhân viên “hơi thấp” nên họ mới phải hành nghề tay trái là “hai ngón”, rạch hành lí của hành khách để thêm thắt vào sự sinh nhai. Sự việc đó tuy rất nhức nhối nhưng rồi thời gian cũng “xóa lành vết thương” và cứ thế, con sâu cứ đẻ thêm nhiều con sâu làm rầu nồi canh hàng không quốc gia.
Việc giảm giá vé sẽ ảnh hưởng đến nguồn kinh doanh của các hãng hàng không. Điều đó chắc chắn rằng lương, thưởng của các nhân viên phần nào cũng bị ảnh hưởng. Và đương nhiên, kinh tế của họ “suy thoái” thì liệu họ có nâng cao được ý thức trong việc “bảo quản” hành lí hay, giữ thái độ niềm nở với khách hàng hay không?
Trên đây chỉ là một vài dòng suy nghĩ cá nhân của cháu về việc giảm giá vé. Đương nhiên, cháu vẫn luôn hi vọng vào “cuộc Cách mạng” triệt để của bác để cho “bà con được nhờ” một cách thực sự!
Hi vọng rằng giá vé có giảm nhưng chất lượng bay thì không giảm. Còn nếu chất lượng có giảm thì... thôi bác ơi đừng giảm giá vé nữa!
Một người hay đi máy bay

“Mổ” máy bay Indonesia rơi

(Kiến Thức) - Máy bay Indonesia rơi hôm 16/8 là một dòng máy bay dân dụng từng dính đến 35 vụ tai nạn kể từ đưa vào hoạt động năm 1987.

Mo may bay Indonesia roi

Máy bay rơi ở Indonesia của hãng Trigana Air là một trong những biến thể của ATR 42, một loại máy bay chở khách cấp vùng chặng ngắn hai động cơ tuốc bin cánh quạt, được chế tạo tại Pháp bởi hãng ATR.

Điểm 10 máy bay cường kích nguy hiểm nhất thế giới (1)

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Su-34, Su-24 hay F-15 luôn là nổi khiếp sợ đối với bất cứ lực lượng mặt đất nào khi đối đầu với chúng.

Diem 10 may bay cuong kich nguy hiem nhat the gioi (1)
Đứng đầu top 10 máy bay cường kích do tờ Military-Today bình chọn là mẫu F-15E Eagle của Không quân Mỹ. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng mẫu máy bay này vẫn có thể tấn công mặt đất với khả năng mang các loại bom thông minh. Những chiếc F-15 đầu tiên được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1974 để thay thế cho những chiếc tiêm kích-bom chiến thuật F-111.

Tin mới