Tấn công Syria: Tổng thống Trump nguy cơ leo thang cuộc chiến

Nhiều chuyên gia nhận định lệnh tấn công của ông Trump không thể ngăn cản quyết tâm của Tổng thống Assad và còn khiến Mỹ can thiệp sâu hơn vào tình hình chiến sự phức tạp nơi đây.

Tuần trước, Tổng thống Trump vừa khẳng định sẽ rút khỏi chiến sự Syria thì đến sáng sớm nay (giờ VN), ông ra lệnh tấn công chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad với lý do trừng phạt hành vi sử dụng vũ khí hóa học hôm 8/4. Tuyên bố này của ông nhiều khả năng sẽ đẩy nước Mỹ sa lầy sâu hơn vào những xung đột hiện tại ở khu vực.
Washington giờ cần tính toán đòn tấn công của mình vừa trừng phạt được chính quyền Assad, vừa không ở mức gây hấn khiến các đồng minh của Syria như Nga và Iran đáp trả lại - ở trên chiến trường Trung Đông hay là trên không gian mạng.
"Có thể liên minh Nga, Iran, Syria sẽ hiểu sai về cuộc tấn công của Mỹ rằng đây là một đòn trả đũa. Lúc đó thì sao?", Thượng tướng James Dubik thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ nói.
Tổng thống Trump tuyên bố tấn công chính quyền Syria hôm 14/4. Ảnh: Getty.
Tổng thống Trump tuyên bố tấn công chính quyền Syria hôm 14/4. Ảnh: Getty. 
Nhiều viễn cảnh được đưa ra về những biện pháp mà chính quyền Iran có thể sử dụng để trả đũa, trong đó có việc tấn công quân đội Mỹ tại khu vực Trung Đông, tiếp tục gây rối với lực lượng chiến đấu của Mỹ và các đồng minh trong lãnh thổ Syria, hoặc sử dụng các biện pháp khác như tấn công mạng,...
Lệnh tấn công chưa chắc ngăn cản được ông Assad
Theo Washington Post, chưa rõ lệnh tấn công của Mỹ, Anh và Pháp có ngăn cản được Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai hay không trong bối cảnh ông này đang muốn củng cố chiến thắng của mình trong cuộc nội chiến Syria.
"Trên góc độ răn đe, tôi không nghĩ đây là lần tấn công cuối (bằng vũ khí hóa học). Nhà lãnh đạo Syria sẽ thách thức chúng ta, và chúng ta sẽ phải tiếp tục tấn công", cựu đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford cho biết.
Trong bài phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ duy trì các biện pháp đáp trả cho đến khi Tổng thống Assad ngừng sử dụng vũ khí hóa học.
Nhiều trẻ em bị thương trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 8/4. Ảnh: Getty.
Nhiều trẻ em bị thương trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 8/4. Ảnh: Getty. 
Nhiều người ủng hộ cho rằng dù không thể ngăn cản ý định của Tổng thống Assad, chiến dịch tấn công cũng sẽ cho thấy quốc tế luôn giám sát việc sử dụng vũ khí hóa học và sẽ thúc đẩy lệnh cấm nghiên cứu phát triển loại vũ khí nguy hiểm này.
Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng sự phối hợp giữa Mỹ, Anh và Pháp sẽ "nhấn mạnh thông điệp đối với bất cứ ai nghĩ rằng mình có thể sư dụng vũ khí hóa học mà không bị trừng trị". Bà đồng thời nhắc đến sự kiện cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị mưu sát bằng chất độc thần kinh Novichok hôm 4/3.
"Chúng ta sẽ không cho phép sự bình thường hóa việc sử dụng vũ khí hóa học - dù là ở Syria, trên đường phố của Anh hay bất cứ nơi đâu trên thế giới".
Tình cảnh mâu thuẫn của Tổng thống Trump
Trong suốt 7 năm nội chiến Syria, Mỹ không ngừng tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad. Tuy nhiên trong buổi họp báo ngày 3/4 có sự góp mặt của nhiều quan chức phụ trách lĩnh vực an ninh quốc gia, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và khẳng định ông không muốn tiếp tục tham gia vào chiến sự tại Syria.
Vụ tấn công hóa học tại thị trấn Douma hôm 8/4 đã đẩy ông vào tình thế mâu thuẫn. Một mặt, vị đương kim tổng thống không muốn Mỹ dính dáng đến bất cứ điều gì ở Syria, tuy nhiên ông cũng không thể làm lơ đối với những hành động bị quy kết là tàn bạo của Tổng thống Assad.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu Mỹ từ bỏ sự hiện diện quân sự tại Syria, chính quyền của Tổng thống Assad sẽ tiếp tục giết hại bất cứ người vô tội nào mà họ muốn trong nỗ lực củng cố quyền lực.
"Nếu Mỹ quyết định mặc kệ ông Assad làm bất kỳ điều gì ông ấy muốn mà không có biện pháp trừng phạt, ông sẽ tiếp tục giết chóc người dân vô tội. Và ông ấy sẽ sử dụng vũ khí hóa học", cựu chuyên gia nghiên cứu về CIA Kenneth M. Pollack cho biết.
Thêm vào đó, ông Pollack cho rằng có thể chính quyền Syria và Iran sẽ không đáp trả những cuộc tấn công của quân đội Mỹ, Anh và Pháp. Thay vào đó, họ sẽ chờ đợi đến khi đợt tấn công chấm dứt và Tổng thống Trump quay trở lại ý định ban đầu về việc rút khỏi chiến sự Syria, điều có lợi hơn đối với họ.
Mặt khác, Nga sẽ có nhiều động lực hơn để phản công. "Nga là thế lực khó đoán định. Mối quan tâm của Tổng thống Vladimir Putin không chỉ dừng lại ở Syria. Họ muốn đo lường giới hạn quân sự của Mỹ đồng thời chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể chống trả", ông Pollack nhận xét.
Sẽ chỉ can thiệp khi chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học?
Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực khi ông Assad sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng khi vị tổng thống này giết chóc thậm chí còn nhiều người vô tội hơn bằng vũ khí thông thường, Mỹ lại chần chừ không phản ứng. Trong bài phát biểu hôm 12/4, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho rằng vũ khí hóa học khác với những loại vũ khí khác ở tính chất dã man của nó.
"Có những điều đơn giản là vượt qua lằn ranh và không thể dung thứ", ông Mattis nói.
Tuy nhiên đối với nhiều chuyên gia về chính trị học, lập luận cho rằng Mỹ chỉ can thiệp quân sự vào các hành vi vi phạm nhân quyền tùy thuộc vào cách thức giết người là hoàn toàn không vững chắc.
"Thật tồi tệ nếu chúng ta chỉ ngăn chặn một phương pháp giết trẻ em vô tội ở Syria mà không làm gì với những phương pháp khác", bà Mara Karlin, cựu quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Obama, nói.
Theo chuyên gia Pollock, cuộc tấn công của Washington vào Damascus chỉ nhằm mục đích thể hiện với công chúng rằng Mỹ đã làm gì đó nhằm cứu giúp người dân Syria vô tội.
"Không phải, 500.000 người đã chết, và chúng ta chẳng làm gì cả", ông nói.

Chuyên gia: Mỹ trở nên hung hăng hơn ở Syria

(Kiến Thức) - Chính sách của Mỹ đối với Syria đã trở nên hung hăng hơn, đặc biệt là dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, chuyên gia Nga cho biết.

Ông Boris Dolgov, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Arab và Hồi giáo thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, cho hay chính sách của Mỹ đối với Syria ngày càng trở nên hung hăng hơn, nhất là khi dưới thời của ông Trump.
Chuyen gia: My tro nen hung hang hon o Syria

Xe của binh lính Mỹ ở Syria. Ảnh: TASS.

Mỹ dùng trại Hasakah huấn luyện phiến quân chống chính phủ Syria?

(Kiến Thức) - Liên quân Mỹ bị “tố” sử dụng trại tị nạn Al-Hasakah làm căn cứ để huấn luyện các tay súng phiến quân ở Syria trong hơn nửa năm qua.

Sputnik đưa tin, Trung tâm Hòa giải các bên tham chiến tại Syria của Nga dẫn lời cư dân địa phương ngày 16/12 cho biết, liên quân Mỹ đang sử dụng trại tị nạn Al-Hasakah làm căn cứ để huấn luyện các tay súng phiến quân đến từ nhiều khu vực khác nhau ở Syria trong suốt hơn nửa năm qua.
Theo những người tị nạn, các cố vấn Mỹ đã thông báo rằng sau khi kết thúc đợt huấn luyện, các tay súng thuộc nhóm vũ trang có tên “Quân đội Syria Mới” sẽ được điều động tới miền Nam Syria để chiến đấu chống lại quân đội chính phủ Syria. 

Tin mới