Dấu ấn lịch sử đặc biệt ở vĩ tuyến 17

Dấu ấn lịch sử đặc biệt ở vĩ tuyến 17

(Kiến Thức) -  Được lập ra theo Hiệp định Genève năm 1954, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 trở thành biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh chống Mỹ.

Xem toàn bộ ảnh
Được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954,  Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 đã trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh chống Mỹ. Ảnh: Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 đã trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh chống Mỹ. Ảnh: Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Khu phi quân sự này được lập ra với mục đích ban đầu là một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Khu nhà liên hợp, nơi làm việc của tổ chức giám sát quốc tế 76 về việc thực thi hiệp định Genève.
Khu phi quân sự này được lập ra với mục đích ban đầu là một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Khu nhà liên hợp, nơi làm việc của tổ chức giám sát quốc tế 76 về việc thực thi hiệp định Genève.
Theo hiệp định, việc bảo vệ Khu phi quân sự sẽ do lực lượng công an và cảnh sát của hai bên đảm nhiệm. Mỗi bên có nhiều nhất là 100 người, kể cả cán bộ, chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ với một cơ số đạn hạn chế. Ảnh: Đồn công an của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại phía Bắc cầu Hiền Lương.
Theo hiệp định, việc bảo vệ Khu phi quân sự sẽ do lực lượng công an và cảnh sát của hai bên đảm nhiệm. Mỗi bên có nhiều nhất là 100 người, kể cả cán bộ, chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ với một cơ số đạn hạn chế. Ảnh: Đồn công an của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại phía Bắc cầu Hiền Lương.
Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử năm 1965. Ảnh: Cổng chào ở đầu cầu phía Bắc.
Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử năm 1965. Ảnh: Cổng chào ở đầu cầu phía Bắc.
Tuy nhiên, sự phá hoại hiệp định của chính quyền Ngô Đình Diệm đã khiến cuộc tổng tuyển cử không được thực hiện. Ảnh: Tháp canh của chính quyền Sài Gòn ở bờ Nam sông Bến Hải.
Tuy nhiên, sự phá hoại hiệp định của chính quyền Ngô Đình Diệm đã khiến cuộc tổng tuyển cử không được thực hiện. Ảnh: Tháp canh của chính quyền Sài Gòn ở bờ Nam sông Bến Hải.
Điều đó khiền cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành biểu tượng chia cắt hai miền Nam Bắc. Một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng gay cấn đã diễn ra giữa hai đầu cầu. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nhìn từ bờ Nam.
Điều đó khiền cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành biểu tượng chia cắt hai miền Nam Bắc. Một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng gay cấn đã diễn ra giữa hai đầu cầu. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nhìn từ bờ Nam.
Đầu tiên là "Cuộc chiến màu sắc" trên cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
Đầu tiên là "Cuộc chiến màu sắc" trên cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn sơn một nửa cầu phía Nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn sơn một nửa cầu phía Nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của miền Bắc.
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của miền Bắc.
"Đấu loa" là một hình thức đối đầu khác giữa hai phía. Trong cuộc đấu này, hai đầu cầu đã sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia.
"Đấu loa" là một hình thức đối đầu khác giữa hai phía. Trong cuộc đấu này, hai đầu cầu đã sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia.
Mỗi lần phía Mỹ - Diệm gắn ở bờ Nam những cụm loa do Tây Đức, Úc sản xuất có công suất lớn, lấn át loa phát của bờ Bắc, thì miền Bắc lại đáp trả bằng những dàn loa công suất lớn hơn.
Mỗi lần phía Mỹ - Diệm gắn ở bờ Nam những cụm loa do Tây Đức, Úc sản xuất có công suất lớn, lấn át loa phát của bờ Bắc, thì miền Bắc lại đáp trả bằng những dàn loa công suất lớn hơn.
Đỉnh điểm là việc ta sử dụng loại loa có đường kính vành loa 1,7m, công suất 500W, đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10 km.
Đỉnh điểm là việc ta sử dụng loại loa có đường kính vành loa 1,7m, công suất 500W, đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10 km.
Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lương cũng có cuộc đấu về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi căng thẳng. Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962. Ảnh: Ngôi sao bằng đồng trên đỉnh cột cờ bờ Bắc.
Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lương cũng có cuộc đấu về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi căng thẳng. Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962. Ảnh: Ngôi sao bằng đồng trên đỉnh cột cờ bờ Bắc.
Cuộc không kích quy mô lớn của Mỹ vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ của ta bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng. Ảnh: Địa điểm cột cờ của chính quyền Sài Gòn.
Cuộc không kích quy mô lớn của Mỹ vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ của ta bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng. Ảnh: Địa điểm cột cờ của chính quyền Sài Gòn.
Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Một lô cốt ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Một lô cốt ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Tháng 10/1967, phía chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này. Ảnh: Các loại bom Mỹ tại nhà trưng bày ở khu di tích Đôi bờ Hiền Lương.
Tháng 10/1967, phía chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này. Ảnh: Các loại bom Mỹ tại nhà trưng bày ở khu di tích Đôi bờ Hiền Lương.
Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6/1969 cho đến năm 1975, hai bên bờ sông Bến Hải đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng. Ảnh: Cụm tượng đài ở bờ Nam cầu Hiền Lương.
Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6/1969 cho đến năm 1975, hai bên bờ sông Bến Hải đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng. Ảnh: Cụm tượng đài ở bờ Nam cầu Hiền Lương.
Ngày 3/7/1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên, chính thức xóa bỏ sự tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17. Kể từ đó, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải chỉ còn là chứng tích lịch sử cho sự chia cắt đất nước trong quá khứ.
Ngày 3/7/1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên, chính thức xóa bỏ sự tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17. Kể từ đó, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải chỉ còn là chứng tích lịch sử cho sự chia cắt đất nước trong quá khứ.

GALLERY MỚI NHẤT