Tận mục hàng cây trồng lâu đời nhất Việt Nam: Có cây trên 700 tuổi

Tận mục hàng cây trồng lâu đời nhất Việt Nam: Có cây trên 700 tuổi

Khu vực đường tùng Yên Tử hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.

Xem toàn bộ ảnh
Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khu danh thắng nổi tiếng cả nước có một khu rừng tùng rộng lớn và một con đường mòn độc đáo đi xuyên qua rừng, được gọi là  đường tùng.
Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khu danh thắng nổi tiếng cả nước có một khu rừng tùng rộng lớn và một con đường mòn độc đáo đi xuyên qua rừng, được gọi là đường tùng.
Trong chuyến hành hương bằng đường núi ở non thiêng Yên Tử, du khách đi qua am Lò Rèn khoảng 200 mét sẽ gặp lối rẽ vào đường từng. Con đường này dài hơn 100 mét, nằm song song với trục đường chính của khu khu di tích.
Trong chuyến hành hương bằng đường núi ở non thiêng Yên Tử, du khách đi qua am Lò Rèn khoảng 200 mét sẽ gặp lối rẽ vào đường từng. Con đường này dài hơn 100 mét, nằm song song với trục đường chính của khu khu di tích.
Khu vực đường tùng hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam. Hiện tại quầy thể tùng được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.
Khu vực đường tùng hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam. Hiện tại quầy thể tùng được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.
Các cây xích tùng cổ ở Yên Tử có đường kính gốc từ 0,3-1,1 mét, chiều cao từ 5-24 mét. Dọc theo con đường gập ghềnh, những bộ rễ tùng cổ thụ trồi lên khỏi mặt đất, đan quyện với những phiến đá lát đường có tuổi đời hàng thế kỷ.
Các cây xích tùng cổ ở Yên Tử có đường kính gốc từ 0,3-1,1 mét, chiều cao từ 5-24 mét. Dọc theo con đường gập ghềnh, những bộ rễ tùng cổ thụ trồi lên khỏi mặt đất, đan quyện với những phiến đá lát đường có tuổi đời hàng thế kỷ.
Sự tình cờ của tạo hóa đã biến rễ tùng trở thành bậc thang nâng đỡ bước chân của vô số lượt khách hành hương trong hàng trăn năm qua.
Sự tình cờ của tạo hóa đã biến rễ tùng trở thành bậc thang nâng đỡ bước chân của vô số lượt khách hành hương trong hàng trăn năm qua.
Có những chỗ, rễ cây bị bàn chân của người hành hương bào mòn theo năm tháng, trở nên nhẵn bóng như đá.
Có những chỗ, rễ cây bị bàn chân của người hành hương bào mòn theo năm tháng, trở nên nhẵn bóng như đá.
Hình ảnh đường tùng và những cây tùng cổ thụ trên linh sơn Yên Tử gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Hình ảnh đường tùng và những cây tùng cổ thụ trên linh sơn Yên Tử gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tương truyền, chính Phật hoàng Trần Nhân Tông là người phát hiện ra giống tùng đỏ rất lạ chỉ có ở Yên Tử. Vị hoàng đế vĩ đại của nhà Trần đã tự tay gây dựng rừng tùng từ cách đây hơn 700 năm.
Tương truyền, chính Phật hoàng Trần Nhân Tông là người phát hiện ra giống tùng đỏ rất lạ chỉ có ở Yên Tử. Vị hoàng đế vĩ đại của nhà Trần đã tự tay gây dựng rừng tùng từ cách đây hơn 700 năm.
Theo quan niệm của người phương Đông, cây tùng tượng trưng cho ý chí của bậc trượng phu luôn luôn đứng thẳng, vươn cao, không luồn cúi.
Theo quan niệm của người phương Đông, cây tùng tượng trưng cho ý chí của bậc trượng phu luôn luôn đứng thẳng, vươn cao, không luồn cúi.
Luôn xanh tốt bốn mùa, sống bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt nên tùng cũng là biểu tượng cho khí phách kiên cường, không sợ hiểm nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời.
Luôn xanh tốt bốn mùa, sống bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt nên tùng cũng là biểu tượng cho khí phách kiên cường, không sợ hiểm nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời.
Đối với các thiền sư thời xưa, tùng còn là loài cây thiêng, có khả năng hút linh khí của trời đất. Việc toạ thiền dưới gốc tùng được cho là sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi nhà tu hành.
Đối với các thiền sư thời xưa, tùng còn là loài cây thiêng, có khả năng hút linh khí của trời đất. Việc toạ thiền dưới gốc tùng được cho là sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi nhà tu hành.
Ngày nay, những dấu ấn lịch sử thiêng liêng của vùng đất Phật Yên Tử như vẫn ẩn chứa sau mỗi gốc tùng.
Ngày nay, những dấu ấn lịch sử thiêng liêng của vùng đất Phật Yên Tử như vẫn ẩn chứa sau mỗi gốc tùng.
Đi giữa hai hàng xích tùng cổ xưa, khách hành hương có thể vừa tận hưởng hơi thở trong lành của từng núi, vừa tưởng nhớ đến Phật hoàng Trần Nhân Tông, người từng đi lại đến mòn lối trên con đường đặc biệt này
Đi giữa hai hàng xích tùng cổ xưa, khách hành hương có thể vừa tận hưởng hơi thở trong lành của từng núi, vừa tưởng nhớ đến Phật hoàng Trần Nhân Tông, người từng đi lại đến mòn lối trên con đường đặc biệt này
Có thể nói, đường tùng Yên Tử vừa là di sản thiên nhiên, vừa góp phần tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần linh thiêng ở nơi được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.
Có thể nói, đường tùng Yên Tử vừa là di sản thiên nhiên, vừa góp phần tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần linh thiêng ở nơi được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT