Tận mục hệ thống phòng thủ tầm gần đầu tiên trên tàu chiến Việt Nam

Tận mục hệ thống phòng thủ tầm gần đầu tiên trên tàu chiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Pháo cao tốc AK-230 là hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) đầu tiên được lắp đặt trên tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam.

Xem toàn bộ ảnh
Là  hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) đầu tiên được lắp đặt trên tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, sử dụng trên các tàu do Liên Xô viện trợ trong giai đoạn từ 1970 - 1990, cho đến nay, pháo cao tốc AK-230 vẫn là một vũ khí vô cùng uy lực, hiệu quả và vẫn được tin dùng trong lực lượng ta với nhiều cải tiến nhằm nâng cao khả năng của hệ thống. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ kiểm tra tình trạng pháo AK-230 trên tàu tên lửa 359 lớp Osa II của Vùng 3 Hải quân.
hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) đầu tiên được lắp đặt trên tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, sử dụng trên các tàu do Liên Xô viện trợ trong giai đoạn từ 1970 - 1990, cho đến nay, pháo cao tốc AK-230 vẫn là một vũ khí vô cùng uy lực, hiệu quả và vẫn được tin dùng trong lực lượng ta với nhiều cải tiến nhằm nâng cao khả năng của hệ thống.
Ảnh: Cán bộ chiến sĩ kiểm tra tình trạng pháo AK-230 trên tàu tên lửa 359 lớp Osa II của Vùng 3 Hải quân.
Mẫu pháo hạm này cũng là một minh chứng lịch sử cho giai đoạn khó khăn nhất của Hải quân Việt Nam khi vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ, lại phải căng mình ra bảo vệ chủ quyền trên biển của Tổ quốc nhất là giai đoạn cuối những năm 1980. Chính vì vậy, PV Kiến Thức đã đến Bảo tàng Hải quân để có thể chụp những bức ảnh cận cảnh, sắc nét hệ thống phòng thủ uy lực này. Ảnh: Cận cảnh pháo hạm AK-230.
Mẫu pháo hạm này cũng là một minh chứng lịch sử cho giai đoạn khó khăn nhất của Hải quân Việt Nam khi vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ, lại phải căng mình ra bảo vệ chủ quyền trên biển của Tổ quốc nhất là giai đoạn cuối những năm 1980. Chính vì vậy, PV Kiến Thức đã đến Bảo tàng Hải quân để có thể chụp những bức ảnh cận cảnh, sắc nét hệ thống phòng thủ uy lực này. Ảnh: Cận cảnh pháo hạm AK-230.
Quá trình phát triển pháo hạm AK-230 bắt đầu từ những năm 1950 và bắt đầu sản xuất đại trà từ năm 1959, chính thức đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1962 và tiếp tục được chế tạo cho đến năm thập niên 1990 với số lượng khoảng 1.450 hệ thống đã ra lò. Trung Quốc cũng làm phiên bản AK-230 của họ với tên gọi Type-69 và cũng sản xuất tới hơn 300 hệ thống. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230 do Liên Xô sản xuất.
Quá trình phát triển pháo hạm AK-230 bắt đầu từ những năm 1950 và bắt đầu sản xuất đại trà từ năm 1959, chính thức đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1962 và tiếp tục được chế tạo cho đến năm thập niên 1990 với số lượng khoảng 1.450 hệ thống đã ra lò. Trung Quốc cũng làm phiên bản AK-230 của họ với tên gọi Type-69 và cũng sản xuất tới hơn 300 hệ thống. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230 do Liên Xô sản xuất.
AK-230 sử dụng hai nòng pháo NN-30 cỡ 30mm đặt song song, khi bắn được làm mát bằng nước. Pháo dùng cỡ đạn 30x210mm với tốc độ bắn 1000 phát/phút/nòng, mỗi nòng có cơ số đạn dự trữ 500 viên. Tầm bắn tối đa đối với mục tiêu mặt nước là 6.5km và 4km đối với mục tiêu bay, sơ tốc đầu đạn 1050m/s. Ảnh: Hai nòng pháo NN-30 trên pháo hạm AK-230.
AK-230 sử dụng hai nòng pháo NN-30 cỡ 30mm đặt song song, khi bắn được làm mát bằng nước. Pháo dùng cỡ đạn 30x210mm với tốc độ bắn 1000 phát/phút/nòng, mỗi nòng có cơ số đạn dự trữ 500 viên. Tầm bắn tối đa đối với mục tiêu mặt nước là 6.5km và 4km đối với mục tiêu bay, sơ tốc đầu đạn 1050m/s. Ảnh: Hai nòng pháo NN-30 trên pháo hạm AK-230.
Thông số kỹ thuật, trọng lượng toàn hệ thống AK-230 nặng 1.900kg, trong đó pháo nặng 156kg, chiều dài nòng 1.930mm. Góc xoay cụm pháo từ -180 độ đến +180 độ (tốc độ xoay 35 độ/s), góc nâng hạ nòng pháo từ -12 độ đến +87 độ (tốc độ nâng 50 độ/s). Ảnh: Pháo AK-230 nhìn từ phía sau.
Thông số kỹ thuật, trọng lượng toàn hệ thống AK-230 nặng 1.900kg, trong đó pháo nặng 156kg, chiều dài nòng 1.930mm. Góc xoay cụm pháo từ -180 độ đến +180 độ (tốc độ xoay 35 độ/s), góc nâng hạ nòng pháo từ -12 độ đến +87 độ (tốc độ nâng 50 độ/s). Ảnh: Pháo AK-230 nhìn từ phía sau.
AK-230 lần đầu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam khi được trang bị trên các tàu phóng lôi Shershen (đề án 206) và tàu tên lửa Osa II (đề án 205). Đây là các tàu chiến mặt nước có sức mạnh chống hạm vượt trội nhất của lực lượng ta lúc bấy giờ, được Liên Xô viện trợ trong cuối những năm 1970 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu chống lại kẻ thù có ý định xâm nhập vùng biển ven bờ Việt nam. Ảnh: Cận cảnh pháo hạm AK-230.
AK-230 lần đầu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam khi được trang bị trên các tàu phóng lôi Shershen (đề án 206) và tàu tên lửa Osa II (đề án 205). Đây là các tàu chiến mặt nước có sức mạnh chống hạm vượt trội nhất của lực lượng ta lúc bấy giờ, được Liên Xô viện trợ trong cuối những năm 1970 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu chống lại kẻ thù có ý định xâm nhập vùng biển ven bờ Việt nam. Ảnh: Cận cảnh pháo hạm AK-230.
Đặc biệt, pháo hạm AK-230 cũng đã từng tham chiến trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988 trước quân bành trướng Trung Quốc đang nhăm nhe xâm chiếm toàn bộ quần đảo thuộc lãnh hải nước ta. Khi đó, pháo AK-230 là vũ khí tấn công mạnh nhất được trang bị trên tàu quét mìn 861 thuộc lớp Sonya (đề án 1265) do Liên Xô viện trợ cho ta trước đó chỉ một năm.  Ảnh: Tàu 861 với pháo AK-230 (phía trước carbin) trong chiến dịch CQ-88.
Đặc biệt, pháo hạm AK-230 cũng đã từng tham chiến trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988 trước quân bành trướng Trung Quốc đang nhăm nhe xâm chiếm toàn bộ quần đảo thuộc lãnh hải nước ta. Khi đó, pháo AK-230 là vũ khí tấn công mạnh nhất được trang bị trên tàu quét mìn 861 thuộc lớp Sonya (đề án 1265) do Liên Xô viện trợ cho ta trước đó chỉ một năm.
Ảnh: Tàu 861 với pháo AK-230 (phía trước carbin) trong chiến dịch CQ-88.
Dẫn bắn cho hệ thống là loại radar kiểm soát hỏa lực MR-104 Dum Tilt, tầm quét tối đa 22.2km, xục sạo và tìm kiếm mục tiêu trên không, mặt nước, chuyển tham số đối tượng cho pháo, dẫn dắn AK-230 nhả đạn tiêu diệt. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230 trên tàu Hải quân.
Dẫn bắn cho hệ thống là loại radar kiểm soát hỏa lực MR-104 Dum Tilt, tầm quét tối đa 22.2km, xục sạo và tìm kiếm mục tiêu trên không, mặt nước, chuyển tham số đối tượng cho pháo, dẫn dắn AK-230 nhả đạn tiêu diệt. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230 trên tàu Hải quân.
Dù vậy, sau thời gian dài hoạt động tích cực trong Hải quân Việt Nam, nhất là khi một số tàu trang bị pháo AK-230 sử dụng radar kiểm soát hỏa lực MR-104 đã phục vụ hơn 40 năm trong biên chế, đã khiến đài radar hỏng hóc, thậm chí nhiều đài hư hoàn toàn, không còn khả năng hoạt động. Quân đội ta đã cho thay thế các đài này bằng phương án lắp đặt cột ngắm cơ kết hợp khối quang điện chỉ thị mục tiêu cho pháp với đo xa laser, camera ảnh nhiệt,… đảm bảo duy trì hệ sống kỹ thuật khí tài đạt hiệu quả như ban đầu. Ảnh: Lãnh đạo Quân chủng nghiệm thu cột ngắm mới trên tàu đổ bộ Polnocny cho pháo AK-230 - Nguồn: QĐND
Dù vậy, sau thời gian dài hoạt động tích cực trong Hải quân Việt Nam, nhất là khi một số tàu trang bị pháo AK-230 sử dụng radar kiểm soát hỏa lực MR-104 đã phục vụ hơn 40 năm trong biên chế, đã khiến đài radar hỏng hóc, thậm chí nhiều đài hư hoàn toàn, không còn khả năng hoạt động. Quân đội ta đã cho thay thế các đài này bằng phương án lắp đặt cột ngắm cơ kết hợp khối quang điện chỉ thị mục tiêu cho pháp với đo xa laser, camera ảnh nhiệt,… đảm bảo duy trì hệ sống kỹ thuật khí tài đạt hiệu quả như ban đầu.
Ảnh: Lãnh đạo Quân chủng nghiệm thu cột ngắm mới trên tàu đổ bộ Polnocny cho pháo AK-230 - Nguồn: QĐND
Tuy có thời gian nghiên cứu phát triển khá lâu, tuy nhiên AK-230 sau khi ra đời được một thời gian ngắn đã nhanh chóng bị đàn em là AK-630 thay thế với nhiều mặt ưu việt hơn như tầm bắn xa, mật độ hỏa lực, số lượng nòng pháo và đạn dự trữ cũng như hệ thống kiểm soát hỏa lực. Dẫu vậy, đạn pháo 30mm của AK-230 vẫn có sức công phá mạnh hơn đáng kể so với đạn pháo 30mm của AK-630. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230.
Tuy có thời gian nghiên cứu phát triển khá lâu, tuy nhiên AK-230 sau khi ra đời được một thời gian ngắn đã nhanh chóng bị đàn em là AK-630 thay thế với nhiều mặt ưu việt hơn như tầm bắn xa, mật độ hỏa lực, số lượng nòng pháo và đạn dự trữ cũng như hệ thống kiểm soát hỏa lực. Dẫu vậy, đạn pháo 30mm của AK-230 vẫn có sức công phá mạnh hơn đáng kể so với đạn pháo 30mm của AK-630. Ảnh: Cận cảnh pháo AK-230.
Dẫu vậy, điều kiện thực tại của Hải quân Việt Nam chưa cho phép thay thế cũng như pháo AK-230 vẫn còn có tác dụng đáng kể trong việc chống lại mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ và mục tiêu bay với tốc độ thấp. Do đó, AK-230 vẫn còn được trang bị với số lượng lớn trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân ta như Shershen, Osa, Polnocny, Sonya,… đáp ứng nhu cầu bảo vệ tàu trước các mối đe dọa tiềm tàng. Đây có thể được coi là một mẫu hệ thống phòng thủ tầm gần huyền thoại, được trang bị đầu tiên trên tàu chiến ta từ trước tới nay. Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên tàu tên lửa Osa II, bên cạnh là pháo hạm AK-230.
Dẫu vậy, điều kiện thực tại của Hải quân Việt Nam chưa cho phép thay thế cũng như pháo AK-230 vẫn còn có tác dụng đáng kể trong việc chống lại mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ và mục tiêu bay với tốc độ thấp. Do đó, AK-230 vẫn còn được trang bị với số lượng lớn trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân ta như Shershen, Osa, Polnocny, Sonya,… đáp ứng nhu cầu bảo vệ tàu trước các mối đe dọa tiềm tàng. Đây có thể được coi là một mẫu hệ thống phòng thủ tầm gần huyền thoại, được trang bị đầu tiên trên tàu chiến ta từ trước tới nay. Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên tàu tên lửa Osa II, bên cạnh là pháo hạm AK-230.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT