Tận mục linga vàng ròng của Bình Thuận được công nhận bảo vật quốc gia

Tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga được đúc bằng vàng ròng.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng ròng vào ngày 2/10/2024 tại di tích tháp Pô Sah Inư, khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết.
Lễ công bố sẽ được tổ chức kết hợp với trưng bày hiện vật Linga vàng và hình ảnh khai quật khảo cổ tháp Pô Dam, các sưu tập hiện vật văn hóa Chăm có giá trị tiêu biểu.
Tan muc linga vang rong cua Binh Thuan duoc cong nhan bao vat quoc gia

Linga vàng của tỉnh Bình Thuận - (Ảnh: Bảo tàng Bình Thuận) 

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc trưng bày hiện vật Linga vàng nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng. Qua đó, nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, bảo vật quốc gia nói riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phục vụ du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Trước đó, hiện vật Linga vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) vào năm 2013. Thông qua việc giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là chiếc Linga bằng vàng ròng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII – cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam.

Theo các chuyên gia khảo cổ, so với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Champa hay văn hóa Óc Eo thì Linga bằng vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị chính của Linga ở Pô Dam không nằm ở chỗ 78,3630g vàng ròng mà nằm ở cấu trúc chiếc Linga, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.

Linga là vật thờ quan trọng trong các di tích kiến trúc tôn giáo cổ thuộc văn hóa Champa ở miền Trung và các nền văn hóa cổ đại khác trong khu vực Đông Nam Á. Linga tả thực bộ phận sinh dục nam giới, tượng trưng cho nguồn sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Trong đạo Bà La Môn, Linga tượng trưng cho thần Shiva, vị thần hủy diệt và tái sinh.

Báu vật truyền quốc Champa lấy từ tháp Bánh Ít ở Bình Định

Theo tài liệu của Viện Viễn đông Bác cổ và Bảo tàng Nghệ thuật cổ Châu Á - Guimet thì tại Bảo tàng Guimet, thủ đô Paris (Pháp) đang trưng bày một bộ ngẫu tượng Linga - Yoni lấy từ tháp Bánh Ít ở tỉnh Bình Định của Việt Nam.

Trong văn hóa Champa, Linga tượng trưng cho sinh thực khí của nam (dương), Yoni tượng trưng cho sinh thực khí của nữ (âm), chính là nguồn cội cho mọi sự sinh sôi, nảy nở trong vũ trụ.

Ở nhiều đền tháp Champa, cặp ngẫu tượng này còn được đồng nhất với thần Siva (1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo mà Champa chịu ảnh hưởng) để trở thành vật thờ chính trong các ngôi tháp. Người Chăm tôn thờ cặp ngẫu tượng này với mong muốn cầu mong sự sinh sôi, phát triển; cuộc sống đủ đầy, no ấm.

NSƯT Trần Hùng mãn nguyện với phim "Thời xa vắng"

Hai lần “ẵm” Cánh diều vàng, dành cho quay phim xuất sắc nhất với “Thời xa vắng” (2004), “Chuyện của Pao” (2005), Trần Hùng mãn nguyện với “Thời xa vắng”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương từng nhắn: “Quay xong “Thời xa vắng” thì Hùng đừng quay nữa, vì không thể quay được phim nào hay hơn thế đâu”.

Tiền ở trên màn ảnh

Tin mới