Tận mục máy bay tự chế thứ hai của “hai lúa” Bình Dương

Tận mục máy bay tự chế thứ hai của “hai lúa” Bình Dương

(Kiến Thức) - Với tên gọi “Giấc mơ”, chiếc máy bay tự chế thứ hai do kỹ sư “hai lúa” Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã chính thức cất cánh.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 12/9, “hai lúa” Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã chính thức công bố chiếc máy bay tự chế thứ hai mang tên “Giấc mơ” với khả năng bay khá ổn định ở độ cao thử nghiệm khoảng 2m.
Ngày 12/9, “hai lúa” Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã chính thức công bố chiếc máy bay tự chế thứ hai mang tên “Giấc mơ” với khả năng bay khá ổn định ở độ cao thử nghiệm khoảng 2m.
Máy bay cơ bản được ông Hiển hoàn thành sau khoảng 1,5 năm tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo. Sau đó, ông dành thêm 6 tháng để vừa tập bay vừa cân chỉnh những chi tiết chưa hợp lý.
Máy bay cơ bản được ông Hiển hoàn thành sau khoảng 1,5 năm tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo. Sau đó, ông dành thêm 6 tháng để vừa tập bay vừa cân chỉnh những chi tiết chưa hợp lý.
Hiện tại, máy bay của ông Hiển đã có tên gọi chính thức là “Giấc mơ” và vừa được lắp đặt thêm hệ thống phun thuốc trừ sâu để minh họa cho giá trị ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
Hiện tại, máy bay của ông Hiển đã có tên gọi chính thức là “Giấc mơ” và vừa được lắp đặt thêm hệ thống phun thuốc trừ sâu để minh họa cho giá trị ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
Ông Bùi Hiển là nhân vật được nhiều người biết đến với sáng chế máy bay trực thăng Bùi Hiển 1.
Ông Bùi Hiển là nhân vật được nhiều người biết đến với sáng chế máy bay trực thăng Bùi Hiển 1.
Sau thành công của chiếc máy bay đầu tiên, ông Hiển đã ngay lập tức bắt tay vào chế tạo chiếc máy bay “Giấc mơ” mới, bổ sung những công nghệ hiện đại và cải tiến những điểm còn hạn chế trên chiếc máy bay đầu tiên.
Sau thành công của chiếc máy bay đầu tiên, ông Hiển đã ngay lập tức bắt tay vào chế tạo chiếc máy bay “Giấc mơ” mới, bổ sung những công nghệ hiện đại và cải tiến những điểm còn hạn chế trên chiếc máy bay đầu tiên.
Theo chia sẻ của ông Hiển, chiếc máy bay “Giấc mơ” có trọng lượng 390kg, chưa tính thùng nhiên liệu nặng 15kg và trọng lượng của phi công.
Theo chia sẻ của ông Hiển, chiếc máy bay “Giấc mơ” có trọng lượng 390kg, chưa tính thùng nhiên liệu nặng 15kg và trọng lượng của phi công.
Tổng chi phí ông Hiển đã bỏ ra để chế tạo máy bay “Giấc mơ” tính tới lúc này là khoảng 500 triệu đồng, trong đó đắt nhất là động cơ (hơn 100 triệu đồng), kế tới là hai cánh quạt (60 triệu đồng). Trong quá trình tập bay, ông cũng tiêu tốn khoảng 200.000 đồng tiền nhiên liệu mỗi ngày.
Tổng chi phí ông Hiển đã bỏ ra để chế tạo máy bay “Giấc mơ” tính tới lúc này là khoảng 500 triệu đồng, trong đó đắt nhất là động cơ (hơn 100 triệu đồng), kế tới là hai cánh quạt (60 triệu đồng). Trong quá trình tập bay, ông cũng tiêu tốn khoảng 200.000 đồng tiền nhiên liệu mỗi ngày.
Với động cơ hiện tại, thực tế máy bay có khả năng nâng tới 600kg, nhưng tổng trọng lượng nói trên hiện chỉ mới hơn 450kg.
Với động cơ hiện tại, thực tế máy bay có khả năng nâng tới 600kg, nhưng tổng trọng lượng nói trên hiện chỉ mới hơn 450kg.
Sau khi hoàn thành giai đoạn bay thử, ông Hiển đã đặt tên cho chiếc máy bay này là “Giấc mơ’ với ý nghĩa: Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chế tạo, vận hành báy may nhưng ông không từ bỏ đam mê được bay trên chính thành quả mà mình làm ra.
Sau khi hoàn thành giai đoạn bay thử, ông Hiển đã đặt tên cho chiếc máy bay này là “Giấc mơ’ với ý nghĩa: Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chế tạo, vận hành báy may nhưng ông không từ bỏ đam mê được bay trên chính thành quả mà mình làm ra.
Trên đuôi máy bay, ông Hiển không quên đề dòng chữ “Bùi Hiển” để khẳng định thương hiệu của "đứa con" mình chế tạo nên.
Trên đuôi máy bay, ông Hiển không quên đề dòng chữ “Bùi Hiển” để khẳng định thương hiệu của "đứa con" mình chế tạo nên.

GALLERY MỚI NHẤT