Tận mục "vật chứng của người ngoài hành tinh" tìm được ở Việt Nam

Tận mục "vật chứng của người ngoài hành tinh" tìm được ở Việt Nam

Có giả thuyết cho rằng những chiếc ốc vít trăm triệu năm tuổi này là món đồ lưu lạc của người ngoài hành tinh đến Trái đất thuở xa xưa.

Xem toàn bộ ảnh
Đây là một mẫu hóa thạch huệ biển - "vật chứng của người  ngoài hành tinh" sống ở kỷ Permi (cách đây khoảng 299-252 triệu năm), tìm thấy tại Hà Giang, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Huệ biển (Crinoidea) là nhóm động vật xuất hiện vào kỷ Ordovic cách đây 488 triệu năm và phát triển mạnh trong đại Cổ sinh.
Đây là một mẫu hóa thạch huệ biển - "vật chứng của người ngoài hành tinh" sống ở kỷ Permi (cách đây khoảng 299-252 triệu năm), tìm thấy tại Hà Giang, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Huệ biển (Crinoidea) là nhóm động vật xuất hiện vào kỷ Ordovic cách đây 488 triệu năm và phát triển mạnh trong đại Cổ sinh.
Vào cuối kỷ Permi phần lớn chúng bị tiêu diệt, trừ một họ sống qua Trias và phát triển tiếp thành những nhóm mới còn tồn tại đến ngày nay. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Vào cuối kỷ Permi phần lớn chúng bị tiêu diệt, trừ một họ sống qua Trias và phát triển tiếp thành những nhóm mới còn tồn tại đến ngày nay. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Tên gọi Crinoidea của huệ biển có nguồn gốc từ “krinon”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hoa huệ”. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur (443,8 triệu năm trước).
Tên gọi Crinoidea của huệ biển có nguồn gốc từ “krinon”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hoa huệ”. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur (443,8 triệu năm trước).
Đây là nhóm động vật sống ở đáy biển, hình dáng như một thân cây với các cành nhánh xoè rộng. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Đây là nhóm động vật sống ở đáy biển, hình dáng như một thân cây với các cành nhánh xoè rộng. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Thân của chúng phân đốt đều đặn, có khi cao tới vài ba mét. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Thân của chúng phân đốt đều đặn, có khi cao tới vài ba mét. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Từ “gốc cây” có nhiều “rễ” để bám vào đáy đá rắn. Các “cành lá” của chúng thực chất là bộ phận cơ thể có khả năng co lại vẫy nước để lọc mồi. Ảnh: Hóa thạch huệ biển tìm thấy ở Quảng Bình, tuổi Carbon sớm (358,9-323,2 triệu năm trước).
Từ “gốc cây” có nhiều “rễ” để bám vào đáy đá rắn. Các “cành lá” của chúng thực chất là bộ phận cơ thể có khả năng co lại vẫy nước để lọc mồi. Ảnh: Hóa thạch huệ biển tìm thấy ở Quảng Bình, tuổi Carbon sớm (358,9-323,2 triệu năm trước).
Hoá thạch thân huệ biển đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, gồm cả ở Việt Nam. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Hoá thạch thân huệ biển đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, gồm cả ở Việt Nam. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Những mẫu vật này gây tò mò vì có hình dạng giống hệt như chiếc ốc vít: dài và có nhiều rãnh nhìn giống như rãnh xoắn của ốc vít. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Những mẫu vật này gây tò mò vì có hình dạng giống hệt như chiếc ốc vít: dài và có nhiều rãnh nhìn giống như rãnh xoắn của ốc vít. Ảnh: Hóa thạch huệ biển sống ở kỷ Permi tìm thấy tại Hà Giang.
Có cả giả thuyết cho rằng những chiếc ốc vít trăm triệu năm tuổi này là món đồ lưu lạc của người ngoài hành tinh đến với Trái đất thuở xa xưa. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Có cả giả thuyết cho rằng những chiếc ốc vít trăm triệu năm tuổi này là món đồ lưu lạc của người ngoài hành tinh đến với Trái đất thuở xa xưa. Ảnh: Hóa thạch huệ biển phát hiện tại Erfoud, Morocco, tuổi Silur.
Hiện nay ở Vịnh Bắc Bộ còn có thể gặp hậu duệ của huệ biển cổ đại, tuy nhiên chúng không có thân như ở tổ tiên xa xưa nữa. Các nhà động vật học gọi chúng là huệ biển không cuống. Ảnh: Hóa thạch huệ biển tìm thấy ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế, tuổi Carbon sớm (358,9-323,2 triệu năm trước).
Hiện nay ở Vịnh Bắc Bộ còn có thể gặp hậu duệ của huệ biển cổ đại, tuy nhiên chúng không có thân như ở tổ tiên xa xưa nữa. Các nhà động vật học gọi chúng là huệ biển không cuống. Ảnh: Hóa thạch huệ biển tìm thấy ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế, tuổi Carbon sớm (358,9-323,2 triệu năm trước).

GALLERY MỚI NHẤT