Xem toàn bộ ảnh
Nằm trong khuôn viên thành cổ Quảng Trị, nhà lao Quảng Trị là một chứng tích lịch sử quan trọng về cuộc đấu tranh cách mạng ở Quảng Trị giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. |
Trong suốt thời gian đô hộ và thống trị của thực dân Pháp, thành Cổ Quảng Trị là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp tỉnh của Quảng Trị. Tòa thành đã được quân đội Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống đồn quân sự. |
Pháp đã cho xây dựng thêm tại đây một hệ thống nhà tù, mở rộng và kiên cố hoá khu lao xá để làm nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực. |
Là nơi giam giữ những hạt nhân cách mạng nòng cốt của Quảng Trị, nhà lao Quảng Trị có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào đấu tranh của địa phương. |
Sau năm 1975, chính quyền Sài Gòn biến thành cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng. |
Dưới thời chính quyền Sài Gòn, nhà lao có tổng cộng bốn phòng giam, đến năm 1971 xây thêm phòng số 5. Nơi đây cón có dãy xà lim 32 phòng được xây cất bằng đá hộc nên còn gọi là “hang đá”, dùng để giam các tù nhân chính trị cộm cán. Mỗi phòng xà lim chỉ chưa đầy 3 m2, có khi giam đến 3 người. |
Quanh nhà lao, có bốn bức tường vây quanh, tường phía Bắc dựa vào thành lớn của Thành cổ, các bức tường còn lại, cao khoảng bốn mét, bên trên tường cắm dày đặc mảnh chai tua tủa sắc nhọn. Bốn góc nhà lao đều có vọng gác, đêm đêm đèn pha sáng rực quét dọc tường nhà lao. |
Tuy được canh gác cẩn mật, gắt gao nhưng đêm 5/4/1967, bộ đội đặc công tỉnh và Tiểu đoàn 14 đã vượt sông Thạch Hãn, cùng với lực lượng biệt động thị xã Quảng Hà tiến công vào thị xã Quảng Trị, đột nhập nội thành mở cửa nhà lao lúc 2 giờ sáng ngày 6/4/1967, giải thoát 260 tù nhân chính trị. |
Trong Chiến dịch Xuân Hè 1972, quân Giải phóng đã chiếm thành cổ, giải cứu toàn bộ tù nhân. Kể từ đó sự tồn tại của nhà lao Quảng Trị chính thức chấm dứt. |
Ngày nay, phần còn lại của nhà lao Quảng Trị là những bức tường và xà lim bằng đá đổ nát rợn người sau những biến cố lịch sử khốc liệt của miền đất lửa. |