Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca

Ở khu trung tâm Inca của Peru, ẩn mình trong những ngọn núi, có một tảng đá chạm khắc kỳ lạ ít người biết đến.

Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca

Bị lu mờ so với những tàn tích nổi tiếng Machu Picchu nhưng địa điểm có tác phẩm điêu khắc bị lãng quên này lại là nơi linh thiêng nhất của đế chế Inca.

Khám phá Vilcabamba

Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca ảnh 1

Hiram Bingham, người khám phá Vilcabamba (ảnh chụp năm 1912).

Năm 1911, chính trị gia và nhà khảo cổ học người Mỹ, Hiram Bingham có kế hoạch nghiên cứu khoa học địa điểm cổ của người Inca ở Peru. Là một nhà leo núi thành thạo, ông cho rằng, mình có nhiều thuận lợi khi đi sâu tìm kiếm các tàn tích của nền văn minh Inca.

Tháng 7 năm đó, Bingham bắt đầu chuyến thám hiểm khảo cổ học do Đại học Yale (Mỹ) tài trợ, với mục tiêu khám phá “thành phố đã mất của người Inca”, được gọi là Vilcabamba.

Mặc dù, cơ hội tìm thấy địa điểm được coi là khá thấp, nhưng lòng dũng cảm và sự kiên định của Hiram Bingham đã dẫn đến thành công. Vilcabamba có khu định cư Vitcos tọa lạc được Bingham định vị, và thủ đô bí mật thứ hai của Inca một lần nữa có tên trên bản đồ.

Vitcos là nơi ở của những người cai trị và quý tộc, đồng thời cũng là trung tâm nghi lễ, cho đến khi người Tây Ban Nha chinh phục thành trì cuối cùng này của người Inca vào năm 1572. Khu vực này có địa hình khá gồ ghề, bao gồm những vùng đất thấp, núi cao, sông rộng và rừng rậm, khiến việc tiếp cận khá khó khăn, ngay cả ngày nay.

Người Inca chiếm đóng vùng đất này ít nhất là từ năm 1450. Vào thời điểm đó, họ đã thành lập các trung tâm lớn tại Vitcos, Vilcabamba, Machu Picchu và Choquequirao.

Sau cuộc chinh phục Inca của những người Tây Ban Nha, Vitcos hầu như bị lãng quên, còn tương đối hoang sơ trong nhiều thế kỷ, cho đến khi được Hiram Bingham tái phát hiện trong chuyến thám hiểm của ông vào năm 1911.

Xem những mô tả của người Tây Ban Nha để lại, Bingham tập trung vào một vùng gọi là “Rosaspata”. Cuối cùng đã đưa ông đến những khám phá về cung điện của Vitcos và tảng đá trắng thiêng liêng Nusta Hispana.

Tuy nhiên, Vitcos ít được mọi người viếng thăm và nó chưa được phục hồi, không như một số địa điểm Inca nổi tiếng hơn. Nó nằm ở một vị trí dễ phòng thủ, được bao quanh bởi các sườn núi dốc, chỉ có thể tiếp cận duy nhất qua một độc đạo hẹp. Tầm nhìn bao quát nơi các đèo núi tiếp cận địa điểm cho thấy, đây là một vị trí quan trọng trong khu vực.

Người Inca ưa thích Vitcos và đến đây cư trú vì độ cao của nó cao hơn Vilcabamba (2.980m so với 1.450m). Vitcos có khí hậu mát mẻ hơn và môi trường trong lành, được ví như ngôi nhà cao nguyên của người Inca.

Tảng đá linh thiêng

Tảng đá trắng linh thiêng của người Inca ảnh 2

Tàn tích khu đền thờ của người Inca ở Vitcos.

Nusta Hispana, hay “Tảng đá trắng linh thiêng”, nằm cạnh Vitcos, ở trung tâm của một khu đền, có chiều ngang rộng nhất khoảng 15m, cao 8m và được chạm khắc nhiều hình ảnh trên đó. Có một dòng suối tự nhiên chạy quanh tảng đá, hình thành một hồ sâu ở dưới chân nó. Các thầy tu Inca được biết đã đứng dựa vào vách đá thẳng đứng, kêu gọi các linh hồn ở dưới hồ này.

Những người Tây Ban Nha đầu tiên đến thăm Vitcos dưới triều đại của Manco Inca (một nhà cai trị Inca thời hậu chinh phục) và từng tham dự các nghi lễ quan trọng của người Inca tại tảng đá trắng này. Một số tài liệu cho thấy, Titu Cusi, con trai của Quốc vương Manco Inca, đã mời hai thầy dòng đến ở tại Vitcos.

Tuy nhiên, hai người này cho rằng, tảng đá trắng được dùng để thờ ma quỷ. Thực tế, truyền thuyết kể rằng, ma quỷ từng xuất hiện tại đây, gây thương tích và giết chết những người đến cúng bái và thường gầm lên một tiếng dữ dội khi ra tay. Chính vì vậy, những người Tây Ban Nha đã quyết định phá hủy địa điểm trên.

Theo Bingham, trong khi Titu Cusi có việc rời khỏi Vitcos, hai thầy dòng Garcia và Ortiz đã cùng những người bản địa cải đạo đến đốt cháy Đền Mặt trời và thiêu rụi tảng đá trắng nhằm mục đích trục xuất ác quỷ Lucifer ra khỏi nơi này.

Tuy nhiên, hành động trên đã khiến người Inca tức giận, họ suýt giết chết hai thầy dòng. Nhưng Titu Cusi được biết là một người khoan dung và dường như thực dụng về chính trị nên ông ta quyết định tha mạng cho cả hai. Ông chỉ trục xuất một người khỏi đế chế Inca, cho phép thầy dòng Ortiz ở lại.

Thật không may, quyết định này lại là án tử đối với Ortiz. Khi Titu Cusi đột ngột qua đời vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân, người Inca đổ lỗi cho thầy dòng về cái chết của thủ lĩnh họ và Ortiz đã bị tra tấn, rồi cuối cùng bị giết.

Ngày nay, gần vách đá của ngôi đền lớn, còn rải rác những hòn đá được chế tác đánh dấu nơi thực hiện các nghi lễ thiêng liêng của người Inca. Địa điểm này không còn bị lãng quên mà đang được bảo tồn, khách du lịch tỏ ra thích thú khi đến thăm và ngắm nhìn dấu tích tảng đá trắng, trái tim thiêng liêng của người Inca.  

Tảng đá kỳ dị khiến ai cũng nghĩ là sản phẩm của người ngoài hành tinh

 Al Naslaa chỉ là một trong nhiều tảng đá ở Tayma Oasis có vẻ ngoài độc đáo, nhưng chính sự phân chia gần như hoàn hảo đó đã khiến nó trở nên nổi bật.

Tảng đá kỳ dị khiến ai cũng nghĩ là sản phẩm của người ngoài hành tinh
Ốc đảo Tayma của Ả Rập Xê Út là nơi chứa đựng một bí ẩn địa chất 4.000 năm tuổi - một khối đá kỳ lạ tách ra ở giữa một cách hoàn hảo với độ chính xác không thể ngờ.

Cuốc nhầm tảng đá, chàng trai vỡ òa phát hiện "báu vật" bên trong

Vô tình đụng trúng tảng đá khi đang cuốc đất trồng cây, chàng trai vô cùng bất ngờ khi phát hiện lớp đá màu hồng vô cùng lạ ở bên trong. 

Cuốc nhầm tảng đá, chàng trai vỡ òa phát hiện "báu vật" bên trong
Cuoc nham tang da, chang trai vo oa phat hien
Sau khi tảng đá bị vỡ và lộ ra lớp màu hồng kỳ lạ bên trong, anh chàng liền chụp lại vài bức ảnh của tảng đá rồi đăng câu chuyện của mình lên mạng nhờ người giải đáp băn khoăn. 

Liều mình chạm vào "đám tóc đen" kinh dị trong hang động

Quả thực đá trong hang động có thể mọc tóc sao?

Liều mình chạm vào "đám tóc đen" kinh dị trong hang động

Nhóm thám hiểm người Mỹ tình cờ tìm thấy ra một hang động trong chuyến đi thực địa. Sau một hồi bàn bạc, họ tiến vào xem xét, trong ánh sáng mù mờ từ đèn đeo trên đầu, họ phát hiện ra ngay phía trên đầu có một tảng đá lớn vô cùng kỳ lạ. Không hiểu vì sao, giữa tảng đá mọc ra rất nhiều tóc. Tóc mọc thành từng đám dày đặc, đen kịt cả một vùng.

Thấy sự lạ, nhiều người trong nhóm hoảng loạn tột độ. Họ cảm thấy sợ hãi luôn miệng nói không tin rằng tảng đá có thể mọc lông. Hơn nữa, đám lông tóc này còn khiến cho người nhìn cảm giác rất khó chịu. Có người nói, anh ta thấy dường như lông của tảng đá có thể di chuyển nữa.

Trong lúc đi thực địa, một nhóm thám hiểm người Mỹ tình cờ phát hiện tảng đá trong hang động có thể "mọc tóc". (Ảnh: Kknews)

Thế nhưng, Brian Wayne, một chuyên gia thực địa trong nhóm, ngay từ lúc phát hiện không hề có biểu hiện lo sợ. Ngược lại, anh ta mạnh dạn bước lên trước, dùng tay sờ vào đám lông tóc kỳ dị đó. Hành động này của Brian khiến ai cũng phải sởn da gà. Không ít người lên tiếng khuyên can anh đừng tự ý động chạm lung tung kẻo rước họa vào thân.

Brian chỉ cười và nói với họ rằng: "Mọi người đừng lo, tôi đã quan sát kỹ và biết rõ lai lịch của tảng đá đầy tóc này rồi, cứ đến đây xem đi". Thấy biểu hiện quyết đoán của Brian, mọi người dần bình tâm lại và bắt đầu tới gần hơn để xem xét. Hóa ra, đám lông tóc vốn không phải mọc ra từ tảng đá. Chúng thực sự là tập hợp của vô số nhện bám trên đó mà thôi.

Theo Brian, đám nhện đó có tên gọi rất đáng yêu là "Ông bố chân dài" (Daddy Longlegs). Ngoài cái tên "Ông bố chân dài" chúng còn có những cái tên khác như "Harvestmen" hoặc "Shepherd Spiders". Tuy vậy tên khoa học của chúng thực sự là Opiliones.

Thực chất, đám "lông tóc" trên tảng đá là tập hợp của những con nhện có tên "Ông bố chân dài". (Ảnh: Kknews)

"Ông bố chân dài" không làm hại tới con người, chúng hoàn toàn vô hại, không có răng nanh, không có nọc độc. Nhện "Ông bố chân dài"sống ở khắp mọi châu lục trên thế giới trừ Nam Cực. Chúng thường được tìm thấy ở các khu vực ẩm ướt như dưới tảng đá, bên trong hang động và dưới thảm lá rụng.

Nhện "Ông bố chân dài" do không có nọc độc nên chúng buộc phải tiến hóa hơn để sống sót trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể giả vờ chết, ngụy trang chính mình và thậm chí sản xuất một loại hóa chất có mùi hôi cực mạnh có thể đẩy lùi kẻ thù.

Mặc dù sở hữu đôi chân dài nhưng loài nhện dị biệt "Ông bố chân dài" không di chuyển nhiều thay vào đó chúng tụ tập với nhau thành đàn rất lớn, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Các nhà khoa học đặt giả thiết rằng đây là một kiểu phòng vệ chống lại kẻ thù hoặc chúng làm vậy để duy trì độ ẩm trong mùa khô.

Nhện "Ông bố chân dài" là một loài vô hại, không có độc và thích sống tụ tập thành đàn trong hang động, tảng đá. (Ảnh: Kknews)

Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra một hóa thạch 400 triệu năm tuổi của một con nhện "Ông bố chân dài" ở Scotland. Điều này cho thấy chúng có mặt trên Trái đất trước cả loài khủng long hàng trăm triệu năm.

Ngoài ra, sau khi nghiên cứu, họ thấy rằng "Ông bố chân dài" chỉ có một đôi mắt, không sản xuất ra tơ, có một cơ thể hợp nhất thay vì có "eo" như hầu hết các loài nhện khác. Bởi vậy, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng chúng liên quan chặt chẽ với loài bò sát hơn là loài nhện.  

Tin mới