1. Nhật Bản, tỷ lệ nợ công/GDP: 243,2% Nhật Bản chính là quốc gia có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất thế giới. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang tăng trưởng rất chậm chạp, buộc Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) phải áp dụng mức lãi suất âm để kích cầu. |
Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Ảnh: Hoàng Hà. |
Năm 1776, khi nước Mỹ vừa mới tuyên bố độc lập với lời văn bất hủ của Thomas Jefferson, thì ở bên kia bờ Đại Tây Dương, một tác phẩm bất hủ khác cũng ra đời: Sự thịnh vượng của các quốc gia (The wealth of the nations). Cuốn sách là kinh điển của giới kinh tế học, và là nền tảng cho những tranh luận sau này về “thịnh vượng”, như lý thuyết giải thích “vì sao các quốc gia thất bại” của Daron Acemoglu và James Robinson mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trích dẫn trong một bài phát biểu đầu năm.
Để trở thành một “quốc gia thịnh vượng” là khó. Cái khó trước tiên là về mặt định nghĩa: thịnh vượng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, hay mang tính đa chiều để bao gồm cả phúc lợi, công bằng xã hội, và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân? Nếu xét đơn chiều về mặt kinh tế, GDP đầu người hẳn nhiên là chỉ số được quan tâm nhiều nhất. Nhưng cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, GDP không phải là không có vấn đề. Từ lâu, nhiều tổ chức đã sử dụng chỉ số GDP đầu người tính theo giá so sánh (PPP) để phản ánh được chính xác hơn sức mua tương đương ở các quốc gia khác nhau.