Tào Tháo ưa cướp vợ thiên hạ đâu phải chỉ vì háo sắc

Sở thích cướp vợ thiên hạ của Tào Tháo không đơn thuần bắt nguồn từ tính háo sắc mà thực chất lại là kết quả của hàng loạt những mục đích và mưu tính sâu xa.

Theo ghi nhận của các tài liệu lịch sử, Tào Tháo năm xưa từng sở hữu không ít thê thiếp, trong số đó đa phần đều là quả phụ.

Nhìn lại cuộc đời của chính trị gia kiêu hùng này, không khó để nhận thấy ông đã từng vì cướp vợ người khác mà khởi binh, cũng từng vì chiếm đoạt quả phụ mà mất đi tướng tài.

Có ý kiến còn cho rằng, Tào Tháo lúc sinh thời từng mang một sở thích chẳng giống ai. Đó chính là cướp vợ thiên hạ. Cũng có đánh giá khẳng định rằng, sở thích này chẳng những ảnh hưởng tới thanh danh của Tào Mạnh Đức mà còn trở thành một trong những nguyên nhân cản trở ông thống nhất thiên hạ.

Thế nhưng liệu rằng sở thích này của vị quân chủ họ Tào có đơn thuần chỉ bắt nguồn từ tính háo sắc hay không? Phải chăng phía sau những lần ông nạp quả phụ làm thê thiếp còn có dụng ý thâm sâu nào khác?

Điểm mặt những giai thoại nổi tiếng về sở thích cướp vợ thiên hạ của Tào Tháo

Nhắc đến sở thích cướp vợ người của Tào Tháo, hậu thế từng truyền tai nhau không ít giai thoại ly kỳ. Thế nhưng nổi tiếng nhất trong số đó phải kể tới ba câu chuyện dưới đây.

Hớt tay trên mỹ nhân của Quan Vũ

Tao Thao ua cuop vo thien ha dau phai chi vi hao sac

Mặc dù rất mực coi trọng vị tướng "uy chấn Hoa Hạ" Quan Vũ, tuy nhiên chính Tào Tháo đã làm mất lòng nhân tài này vì một người phụ nữ. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Vào năm Kiến An thứ ba (năm 198), Tào Tháo và Lưu Bị liên thủ đánh hạ Lữ Bố. Khi chuẩn bị tấn công đến cứ điểm cuối cùng của Lã Bố ở thành Hạ Bì, Quan Vũ từng nhiều lần xin Tào Tháo ban cho mình mỹ nhân Đỗ thị sau khi đánh hạ được thành trì này.

Mỹ nhân họ Đỗ được Quan Vũ để mắt chính là vợ của Tần Nghi Lộc – một thủ hạ dưới trướng Lữ Phụng Tiên khi đó. Tào Tháo ban đầu cũng đáp ứng, nhưng sau khi nhìn thấy dung mạo xuất chúng của Đỗ thị thì đã thản nhiên bội ước, nhanh tay thu nạp nàng vào hậu cung của mình.

Kết quả là ngay trong đêm đó, Trương Tú đã khởi binh tạo phản. Nếu không phải tướng tài Điển Vi xả thân bảo vệ, Tào Mạnh Đức rất có thể đã phải bỏ mạng tại Uyển Thành.

Mâu thuẫn với con ruột cũng vì mỹ nữ

Tao Thao ua cuop vo thien ha dau phai chi vi hao sac-Hinh-2

Một trong những mỹ nhân trở thành tiếc nuối để đời của Tào Mạnh Đức phải kể tới con Chân thị - người từng là con dâu của Viên Thiệu. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Năm xưa, một trong những mỹ nhân từng khiến Tào Tháo si mê và khao khát nhất phải kể tới mỹ nữ Chân thị. Nàng vốn là vợ của Viên Hi – con trai Viên Thiệu.

Chỉ tiếc rằng Tào Tháo lần này đã chậm chân hơn người con trai Tào Phi, vì vậy Chân thị liền danh chính ngôn thuận trở thành con dâu của ông.

Nếu không phải quần thần ra sức khuyên can, không ngoại trừ khả năng Tào Mạnh Đức sẵn sàng trở mặt thành thù với chính con trai mình chỉ vì một người phụ nữ.

Dụng ý sâu xa của Tào Tháo phía sau những màn chiếm đoạt quả phụ từng gây xôn xao

Tao Thao ua cuop vo thien ha dau phai chi vi hao sac-Hinh-3

Không phải ngẫu nhiên mà Tào Tháo lại thoải mái "dung túng" cho sở thích cướp vợ thiên hạ đầy tai tiếng của mình. (Ảnh minh họa).

Từ những chiến tích cướp vợ người chẳng mấy tốt đẹp trên đây, không khó để nhận thấy Tào Tháo lúc sinh thời có niềm đam mê đặc biệt với những quả phụ xuất thân từ các phe phái đối địch.

Sở thích kỳ lạ của vị quân chủ này được cho là bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa dưới đây.

Thứ nhất, xã hội phong kiến Trung Hoa đặt nặng quan niệm trọng nam khinh nữ, lại duy trì chế độ đa thê. Vào thời bấy giờ, việc những người đàn ông có tiền bạc và quyền lực sở hữu tam thê tứ thiếp cũng không phải chuyện hiếm.

Tào Tháo vốn là vị Hoàng đế không ngai khi đó, luận về tiền tài hay danh vọng đều đứng trên đỉnh cao, vì vậy việc ông muốn có mỹ nhân có thể xem là điều dễ hiểu.

Cho nên sở thích cướp vợ người của Tào Tháo vừa sinh ra từ ảnh hưởng của xã hội, vừa bắt nguồn từ một tính xấu dễ nhận thấy ở ông – đó chính là háo sắc.

Thứ hai, về phương diện chính trị, Tào Tháo năm xưa là nhân vật "nắm lấy Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu". Quyền lực của ông trên danh nghĩa thì dưới Hoàng đế, nhưng đặc quyền lại chẳng thua hoàng tộc.

Nắm trong tay quyền lực lớn như vậy, một người đa nghi như Tào Tháo chắc chắn sẽ đề phòng ngoại thích chuyên quyền. Trong khi đó, những quả phụ thuộc hậu cung của ông phần đông đều là chiến lợi phẩm từ các cuộc chinh đoạt, gia thế hay hậu dĩ nhiên đều không thể tạo nên bất kỳ đe dọa nào.

Vừa có được mỹ nhân lại vừa không phải lo sợ bị chiếm quyền, đây chính là một lý do khôn ngoan khiến Tào Tháo thích đi cướp vợ thiên hạ hơn là cưới những tiểu thư khuê các.

Tao Thao ua cuop vo thien ha dau phai chi vi hao sac-Hinh-4

Sự thực là những màn chiếm đoạt quả phụ của Tào Mạnh Đức đều không phải phát sinh do hứng thú nhất thời mà là kết quả của nhiều mưu tính sâu xa. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Thứ ba, một điểm nổi bật khác trong tính cách Tào Tháo chính là ham muốn chinh phục. Vì vậy mà sau mỗi lần thắng trận, Tào Tháo thường cưỡng đoạt vợ của kẻ thù. Hành động này vừa thỏa mãn bản tính háo sắc và ham muốn chinh phục, vừa phô trương thanh thế và cũng được xem là việc làm giúp củng cố lòng binh, nâng cao nhuệ khí quân sĩ.

Thứ tư, Tào Tháo lợi dụng chính thân thế của những quả phụ bị mình cưỡng đoạt để mở rộng địa bàn và thế lực của mình. Đây có thể xem là mục đích chính trị sâu xa và lợi hại nhất của vị quân chủ này.

Ví dụ tiêu biểu phải kể tới việc Tào Tháo quyết chiếm đoạt vợ của Trương Tế, tức thím của Trương Tú khi đã có được Uyển Thành.

Bấy giờ, quyền lực của Trương Tú tại đây phần lớn được thừa hưởng từ người chú của mình. Do đó, nếu Tào Tháo nạp thím của Trương Tú vào hậu cung làm thê thiếp, những thuộc hạ từ thời Trương Tế ít nhiều sẽ e ngại và không dám phản lại vị phu nhân của chủ cũ năm xưa.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy việc Tào Tháo chuyên đi cướp vợ thiên hạ không chỉ là một sở thích vô bổ của vị quân chủ này mà thực chất đều mang hàm ý và mục đích hết sức sâu xa… 

Việt Nam có võ tướng nào được Tào Tháo đánh giá cao nhất?

Ở thời Tam Quốc, nhân vật này được đánh giá là một mãnh tướng. Ông chính là võ tướng của văn hóa nước bạn. Tại Việt Nam cũng có một nhân vật được đánh giá không hề thua kém.

Ở thời Tam Quốc, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành thế kiềng 3 chân ở Trung Quốc. Trong đó, Tào Tháo được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất, lắm mưu nhiều kế, lại nham hiểm, đa nghi. Ông giỏi nhìn người, biết cách chiêu mộ nhân tài nên sinh thời có được sự phục vụ của rất nhiều đấng hào kiệt.

Bí mật về 'ái nữ' của Quan Vũ, được Gia Cát Lượng cưng chiều

Con gái danh tướng Quan Vũ, ái nữ họ Quan là một nhân vật ít được nhắc đến nhưng lại có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

Bi mat ve 'ai nu' cua Quan Vu, duoc Gia Cat Luong cung chieu
Quan Vũ, danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, được biết đến với ba người con trai là Quan Hưng, Quan Sách và Quan Bình, cùng một ái nữ tên là Quan Phụng. Gia Cát Lượng cũng lấy làm yêu quý cô cháu gái này.

Vì sao trừ khử được Trương Cáp, Gia Cát Lượng lại hối hận?

Loại bỏ được đối thủ nặng ký, là mối họa đối với mình, đáng ra Gia Cát Lượng phải vui, tại sao ông lại hối hận? Lý do khiến ông hối hận là gì?

Trương Cáp là tướng lĩnh cống hiến dưới trướng Tào Tháo rất nhiều năm, ông là một trong số ít các vị tướng lĩnh sống khá thọ của thế lực Tào Ngụy. Trương Cáp không chỉ giỏi dẫn quân tác chiến mà ông cũng vô cùng trung thành tận tụy với tập đoàn Tào Ngụy, vì thế ông rất được Tào Tháo trọng dụng.
Trương Cáp từng thống lĩnh đại quân đánh bại Thục quân do Mã Tốc chỉ huy tại Nhai Đình, khiến cho lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng chịu đả kích nặng nề, cũng vì thế Trương Cáp trở thành mối đại họa trong lòng Gia Cát Lượng.

Tin mới